Anh Châu vừa có 1 status gây nhiều tranh cãi về anh Lân Thắng và ông HCM. Nhiều người khen anh là khách quan và nhiều người chê anh thiếu hiểu biết về lịch sử. Có mấy người nhắn tin hỏi mình về status này. Mình có bấm nút like, ban đầu chỉ định thế, nhưng sau thấy status có nhiều tranh cãi quá, nên mình thấy cần viết cụ thể ra để mọi người hiểu rõ quan điểm của mình, vì mình cũng nghiên cứu tương đối sâu về ông HCM và lịch sử hiện đại Việt Nam.
Dưới đây là comment của mình bên nhà anh Châu:
Có mấy chỗ phải xem lại anh ạ. Em đồng ý là không nên xúc phạm các nhân vật lịch sử, nên có thái độ trung tính, nhưng không nhất thiết phải tỏ ra kính trọng lãnh tụ của người khác. Với người có tư tưởng tự do thì không nên coi ai là lãnh tụ. Lãnh tụ là khái niệm chỉ có ở các chế độ độc tài thôi.
Về tư tưởng HCM, đã là người CS thì không có khái niệm dân chủ, theo đúng nghĩa phổ quát bây giờ, mà chỉ là dân chủ tập trung (dân chủ kiểu CS, gấp vạn lần Mỹ!).
Về khái niệm nhà văn hóa, thì cũng còn gây tranh cãi. Vì khả năng văn chương thơ phú của ông Hồ không có giá trị nghệ thuật cao, thiên về tuyên truyền, văn thơ cổ động là chính. Cái này là quan điểm cá nhân em.
Về lòng yêu nước thì cũng còn gây tranh cãi, tùy quan điểm, góc nhìn. Ông HCM đúng là có tư tưởng chống thực dân, muốn giải phóng dân tộc, đó là sự thật. Có thể coi là yêu nước. Nhưng mặt khác, giải phóng dân tộc khỏi thực dân nhưng lại trao đất nước vào chế độ CS, cũng là lệ thuộc về tư tưởng, khiến đất nước chậm tiến, nhân dân cực khổ 1 thời gian quá dài, nhất là khiến nhiều người chết oan vì CCRĐ và chiến tranh. Thế lại bị coi là không yêu nước.
Lưu ý là với tư tưởng CS thuần nhất thì tính giai cấp phải đặt lên trên tính dân tộc. Tức là phải hi sinh dân tộc vì đấu tranh giai cấp, đó là lý do có CCRĐ.
Hệ thống XHCN cũng có thể coi là 1 dạng thuộc địa kiểu mới của LX và TQ, không ai giúp không ai cả đâu. Đông Âu là rõ rệt nhất chuyện đó. Nước CS đàn anh sẽ có những áp đặt với đàn em. Như việc LX can thiệp quân sự vào Hung, Tiệp, đưa cả tướng sang lãnh đạo Ba Lan. Tất nhiên cũng có nước CS đàn em ngang ngạnh bất tuân như Tito ở Nam Tư.
Việt Nam tuy không bị can thiệp quá sâu nhưng có. Như hiệp định Geneva bản chất là do Chu Ân Lai quyết định chủ yếu về nội dung, được Molotov (LX) thông qua, Phạm Văn Đồng thực hiện. Việc này Việt Nam biết nên có rút kinh nghiệm ở HĐ Paris, đã độc lập hơn.
Việc thực hiện CCRĐ ở Việt Nam là do cố vấn TQ chỉ đạo, do lúc đó Việt Nam DC CH còn non trẻ, bị phụ thuộc Tàu. Mà Tàu rất cực đoan, áp đặt, nên nhiều địa chủ chết oan vì CCRĐ. Chuyện này chính đảng CS Việt Nam đã nhận sai. Nhưng cần hiểu bản chất cái sai này là do phụ thuộc TQ. Công hàm PVĐ cũng là 1 hệ quả của việc phụ thuộc vào TQ nên lỡ lời, bây giờ trở thành khó xử với TQ.
Việc ký hiệp ước tương trợ kinh tế với LX và đẩy Việt Nam vào xung đột với TQ, là 1 lý do dẫn tới chiến tranh với TQ, thì cũng là hệ quả của việc phụ thuộc LX trong giai đoạn 78-90 của Việt Nam.
Tóm lại, thoát khỏi thuộc địa kiểu cũ thì lại rơi vào sự phụ thuộc về tư tưởng, rất khó thoát ra được. Tất cả sự phụ thuộc này đều có gốc gác từ ông HCM.
Nói chung HCM là nhân vật phức tạp không dễ để đánh giá cho đúng và khách quan./.
Leave a Comment