Peter Pho
Gia Cát Khổng Minh là một nhà chính trị, nhà ngoại giao cự phách, đồng thời là một trong những chiến lược gia kiệt xuất và vĩ đại bậc nhất trong thời Tam Quốc. Nhắc đến Gia Cát Lượng, quả thật khó mà kể hết được những mưu kế “quỷ khóc thần sầu” của ông từng khiến biết bao anh hùng thời Tam Quốc phải nghiêng mình nể phục. Mưu kế nổi tiếng nhất của ông chính là “Không thành kế”, chỉ dùng một tiếng đàn mà có thể đẩy lùi 15 vạn quân Ngụy. Thì nay, Tập cũng vận dụng “Không thành kế” trước Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Đơn thuần chỉ mời nghe tiếng đàn, thong dong ẩm trà, nhưng bên trong chứa đựng vô vàn mưu sâu kế hiểm, dẫn dắt Macron đến đoạn đầu đài của chính trường.
Trước khi tổng thống Pháp đến thăm Trung Quốc. Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh châu Âu (EU) Phó Thông có khẳng định Trung Quốc không ủng hộ Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine. ông khẳng định rằng Trung Quốc không đứng về phía Nga trong cuộc chiến và một số người “cố tình hiểu sai điều này vì điều được mô tả là mối quan hệ và tình hữu nghị ‘không giới hạn'”. Ông Phó nói rằng cụm từ “không giới hạn” chỉ là “tu từ” khuếch trương lên cho hay mà thôi. Điều này cho thấy Trung Quốc muốn dùng con bài châu Âu để phân hóa nội bộ phương Tây. Và việc Tập dành cho Macron sự đón tiếp trọng thị với nghi lễ cao nhất cùng một số đơn đặt hàng đã làm siêu lòng Macron. Cùng thưởng chén trà ngàn năm, nghe khúc nhạc ngàn năm từ chiếc đàn ngàn năm, cùng nhau thảo luận tiêu đề ngàn năm… cuối cùng đã khiến gã Macron thần phục trước Tập hoàng đế.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói rằng “Châu Âu không nên là chư hầu của Hoa Kỳ trước xung đột giữa Đài Loan và Trung Quốc” nhận xét này của ông đã gây ra nhiều bất bình, chê trách và dư luận vẫn đang lan rộng khắp thế giới. Liên minh Nghị viện châu Âu về Chính sách Trung Quốc hôm thứ Hai (4/10) đã tuyên bố, nhấn mạnh rằng Macron không đại diện cho châu Âu và tiếng nói của người dân Đài Loan phải được tôn trọng.
Trả lời phỏng vấn của giới truyền thông trên chuyên cơ tổng thống trong chuyến trở về từ Trung Quốc, Emmanuel Macron cho rằng châu Âu nên tránh dính líu vào xung đột Mỹ – Trung về vấn đề Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh châu Âu nên độc lập về mặt chiến lược và không nên trở thành chư hầu của Mỹ.
Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền được công bố vào Chủ nhật (9/4), Macron cho biết: “Vấn đề mà châu Âu phải đối mặt là: Việc đẩy nhanh (khủng hoảng) Đài Loan có mang lại lợi ích cho chúng ta không? Không. Điều tồi tệ hơn là người châu Âu nghĩ rằng họ nên can dự vào vấn đề này. Đi theo nhịp điệu của Hoa Kỳ và điều chỉnh phản ứng thái quá của Trung Quốc”.
Hơn 30 thành viên Quốc hội từ Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (Inter-Parliamentary Alliance on China, IPAC) đã đưa ra một tuyên bố chung vào thứ Hai, nhấn mạnh rằng những nhận xét liên quan đến Đài Loan của Macron không đại diện cho châu Âu và sẽ cố gắng hết sức để đảm bảo rằng lập trường của Bắc Kinh về sự xâm lược Đài Loan phải nhận được phản ứng đối lập từ cộng đồng quốc tế.
Tuyên bố với lời lẽ kiên định rằng các thành viên IPAC vô cùng thất vọng trước phát ngôn của Macron, đặc biệt là “Châu Âu nên tránh bị lôi kéo vào các cuộc xung đột không thuộc về chúng ta – rõ ràng là đề cập đến căng thẳng ở eo biển Đài Loan”.
“Đây là thời điểm tồi tệ nhất để gửi tín hiệu mạt thị Đài Loan khi Bắc Kinh đang tăng cường diễn tập quân sự ở Biển Đông và thể hiện sự ủng hộ gián tiếp đối với hành động xâm lược của Nga đối với Ukraine”, tuyên bố viết.
Các thành viên nghị viện lên án “những nhận xét sai lầm của Macron không chỉ bỏ qua vị trí then chốt của Đài Loan trong nền kinh tế toàn cầu mà còn gây tổn hại cho những nỗ lực kéo dài hàng thập kỷ của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình trên eo biển Đài Loan. Thật đáng tiếc khi tổng thống Macron hầu như không học được gì từ quá khứ”.
Tuyên bố nhấn mạnh rằng lời phát biểu của Macron khiến châu Âu và thậm chí các nghị sĩ toàn cầu cảm thấy lạc lõng, không ăn khớp với xu hướng. Hơn 30 thành viên của IPAC tuyên bố”Phải đoàn kết với niềm tin chống lại bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng và tiếng nói dân chủ của người dân Đài Loan phải được tôn trọng.”
Tuyên bố kết luận: “Thưa ngài Tổng thống, phát biểu của ngài không đại diện cho châu Âu. IPAC sẽ làm việc nỗ lực để đảm bảo rằng những bình luận của ngài là hồi chuông báo động cho các chính phủ dân chủ và chúng ta sẽ làm mọi việc có thể để đảm bảo rằng lập trường khiêu khích của Bắc Kinh đối với Đài Loan sẽ nhận được sự phản ứng thích đáng từ cộng đồng quốc tế.”
Macron hiện đang có chuyến thăm cấp nhà nước tới Hà Lan. Sự hoang mang và bất mãn của các nghị sĩ các nước về sự “thân Trung Quốc, đả kích Hoa Kỳ, bán đứng châu Âu và coi thường Đài Loan” của ông vẫn đang lan rộng. Họ cho rằng những nhận xét của ông không chỉ làm tổn thương Hoa Kỳ, mà còn gây nguy hiểm cho sự ổn định ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mà còn đả kích Ukraine, chia rẽ châu Âu và chỉ trích ông ta đã hoàn toàn thần phục trước ma lực quyến rũ của cực quyền Trung Quốc.
Bài bình luận của tờ “The Wall Street Journal” hôm qua chỉ trích, “Không ai muốn xảy ra khủng hoảng Đài Loan, nhưng để tránh nó, bạn cần có sự răn đe đáng tin cậy. Những lời bình luận vô ích của ông ta sẽ làm suy yếu áp lực của Mỹ và Nhật Bản ở Tây Thái Bình Dương đối với Trung Quốc”.
Theo lão [Peter Pho], Macron đang gặp bế tắc trong và ngoài nước. Ông ta có tham vọng lớn, nhưng không phải một chính khách có bộ óc toàn cầu đứng về chính nghĩa. Trong lúc này, ông ta chỉ mong muốn làm được gì có lợi cho nước Pháp, nhất là trong khi kinh tế của Pháp đang sa sút nghiêm trọng. Ông ta cảm thấy mình có thể làm nên những điều kỳ diệu thay vì ngồi trong điện Élysée chờ dân chúng ném đá vào mặt. Hiện tại người Pháp rất ngán ngẩm ông, một triệu người dân Pháp đã xuống đường biểu tình phản đối ông, họ phóng hỏa, đối đầu với cảnh sát, thậm chí quán cà phê mà ông yêu thích cũng bị đập phá. Vì vậy, lúc này ông đi thăm Trung Quốc có thể là một cách phân tán dư luận.
“Tôi đến Bắc Kinh để ký các hợp đồng kinh tế, vực dậy nền kinh tế Pháp và cho Trung Quốc biết rằng Pháp kỳ vọng vào Trung Quốc”. Việc theo đuổi hợp tác với Trung Quốc của Macron mang nặng màu sắc của chủ nghĩa lý tưởng. Và mục đích muốn đi theo cái gọi là con đường thứ ba khác với Hoa Kỳ, nhưng trong bối cảnh xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sự khả thi này ngày càng ít đi. Cuộc chiến giữa dân chủ và độc tài, châu Âu không thể tách rời Mỹ, bằng không, cờ đỏ búa liềm cắm đầy châu Âu, thế giới tiếp theo sẽ ra sao? Các bạn tự tưởng tượng ra được./.
Leave a Comment