Quảng Cáo

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến thăm Bắc Kinh – Jacques Chirac thứ hai?

Quảng Cáo

Nguyen Khan

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa đến thăm Bắc Kinh, tuyên bố Châu Âu nên là bên thứ ba, không chọn phe trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung, không đứng về phía Mỹ trong vấn đề Đài Loan. Ông Macron cho rằng Châu Âu không nên tham gia vào các cuộc đối đầu không liên quan đến Châu Âu, và Đài Loan là một trong những ví dụ.

Làm nhiều người nhớ đến vụ cố Tổng thống Pháp Jacques Chirac từng quyết liệt chống đối, sử dụng ngoại giao con thoi vận động các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ phủ quyết nghị quyết tấn công Iraq của Tổng thống Bush con, khiến chính quyền tổng thống Bush con không tìm đủ phiếu ủng hộ nghị quyết, nên đã tấn công lụi… Dẫn đến ngành công nghiệp rượu nổi tiếng hái ra tiền của Pháp bị vạ lây, khi hàng ngàn chai rượu Pháp bán tại Mỹ bị dân Mỹ tẩy chay, mua đập bể để phản đối Jacques Chirac.

Công bằng mà nói, việc Macron có lời lẽ thiếu lượng sức, đụng chạm nước Mỹ quá nặng tại Bắc Kinh, không hẳn là chuyện mới. Bởi trước đó dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump, Ông Macron cũng từng chống đối quyết liệt yêu cầu của Tổng thống Mỹ đòi Âu Châu tăng tiền đóng góp vào NATO.

Và trước lúc Tổng thống Trump cùng lãnh đạo các nước Anh, Canada… là những nước tham gia đổ bộ cảm tử lên bờ biển Normandy của Pháp trong đệ nhị thế chiến để giải phóng nước Pháp khỏi ách đô hộ của phát xít Đức – Cùng đến Pháp dự lễ kỷ niệm cuộc đổ bộ cảm tử đó – Thì Tổng thống Macron đã dội nước lạnh vào Mỹ khi kêu gọi Âu Châu thành lập quân đội riêng để tránh phụ thuộc vào quân đội Mỹ. Chắc Ông Macron đã quên, nếu không có cuộc đổ bộ cảm tử Normandy, là cuộc đổ bộ mà lính Mỹ và lính đồng minh đã quên mình vì nước Pháp không phải là ít, thì không biết chừng nào Pháp mới đánh đuổi được phát xít Đức khỏi nước Pháp ?

Bởi thời ấy, chính phủ Pháp rút kinh nghiệm việc Pháp bị Đức đánh chiếm chớp nhoáng trong đệ nhất thế chiến, nên quyết xây dựng hàng rào phòng thủ vững chắc nhất trên biên giới Pháp – Đức để ngăn chặn tham vọng xâm lăng nước Pháp của phát xít Đức trong thế chiến II. Song rất tiếc, Pháp vẫn bị phát xít Đức đánh chiếm không mấy khó khăn.

Sự lanh chanh cạn nghĩ của Macron trước đây thường được bà thủ tướng Đức Merkel đồng tình, song thủ tướng hiện tại của Đức – Olaf Scholz – chắc không mấy đồng tình với quan điểm của Macron. Vì cả Macron và Olaf Scholz đều cùng ngoại giao con thoi giữa Moscow và Kyiv để ngăn chặn cuộc chiến Ukraina. Song khi chiến tranh xảy ra, Olaf Scholz nổ lực viện trợ quân sự cho Ukraina, tuyên bố dứt khoát Ukraina phải thắng cuộc chiến này. Trong lúc Macron cứ điện đàm lải nhải với Putin liên tục trong suốt cuộc chiến mà không gặt hái được tiến bộ ngoại giao nào, nhiều lúc còn gây bất lợi cho Ukraina, cũng như đang gây bất lợi cho Đài Loan hiện nay.

Nói dại, nếu Tập Cận Bình tấn công Đài Loan, chắc Macron lại liên tục lải nhải với Tập Cận Bình như đã và đang lải nhải với Putin.

Hiện tại thượng nghị sĩ Rubio, một thượng nghị sĩ nổi tiếng của Mỹ, đã lên tiếng chỉ trích gay gắt những tuyên bố chống Mỹ của Macron, trong đó có đoạn… Không biết có phải Macron đại diện cho Châu Âu, Ông Rubio mỉa mai, nếu Macron đại diện cho Châu Âu, quyết không đứng về bên nào giữa Mỹ – Trung trong vấn đề Đài Loan, thì Mỹ sẽ tự giải quyết vấn đề Đài Loan, và cũng sẽ không tham gia vấn đề Ukraina của Châu Âu.

Nhìn chung, Tập Cận Bình đã có một thắng lợi ngoại giao dễ dàng nhờ sự lanh chanh của chàng phi công trẻ. Tuy nhiên vì không còn bà Merkel đứng sau nên chàng phi công cũng không thể gây khó khăn đáng kể nào cho chú Sam, nhiều lắm cũng chỉ như cố tổng thống Pháp Jacques Chirac, “chọc gậy bánh xe” cho những chai champagne bùng nổ… ?

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux