Nga tuyên bố triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Vậy đây là loại đầu đạn gì? Chúng nguy hiểm đến mức độ nào và chúng khác với vũ khí hạt nhân chiến lược như thế nào?
Vũ khí hạt nhân chiến thuật khác với vũ khí hạt nhân chiến lược chủ yếu ở sức công phá và tầm bắn xa. . Vũ khí hạt nhân chiến lược đóng vai trò răn đe hạt nhân. Với sự trợ giúp của tên lửa liên lục địa chúng có thể đánh trúng mục tiêu cách xa vài nghìn km và có sức công phá gấp nhiều lần so với quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima năm 1945.
Ngược lại, vũ khí hạt nhân chiến thuật chủ yếu để sử dụng trong khu vực chiến đấu, do đó thường được gọi là “vũ khí chiến trường”. Tùy thuộc vào biến thể được chọn, chúng có thể được sử dụng trong trận chiến ở vị trí tương đối gần với các vị trí của phía quân mình, do đó chúng được coi như vũ khí thông thường. Tuy nhiên, sức phá hủy của vũ khí nguyên tử chiến thuật lớn hơn đáng kể so với đạn pháo thông thường. Mục tiêu của vũ khí nguyên tử chiến thuật có thể là các đơn vị quân đội hoặc hạ tần cơ sở gần mặt trận, thí dụ nhằm chặn đứng các cuộc tấn công của đối phương.
Sức công phá đa dạng, có thể sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau
Công suất của vũ khí hạt nhân chiến thuật thường giao động từ 0,3 đến hơn 50 kiloton TNT. Để so sánh: quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima có sức công phá 16 kiloton TNT.
Đầu đạn hạt nhân chiến thuật có thể được sử dụng tương đối linh hoạt và có khả năng tiếp cận mục tiêu theo nhiều cách khác nhau. Chúng có thể được gắn vào tên lửa được sử dụng để mang chất nổ thông thường. Nhưng cũng có khả năng phóng đi từ tầu thủy hoặc được thả từ máy bay quân sự. Hầu hết các vũ khí hạt nhân chiến thuật đều được gắn vào các hệ thống có tầm bắn trên 100 km; cũng có thể lên tới vài trăm cây số.
Số lượng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ và Nga đã giảm mạnh sau khi kết thúc chiến tranh lạnh. Các chuyên gia ước tính Nga có khoảng 1.800 đến 2.000 vũ khí hạt nhân chiến thuật. Số vũ khí nguyên tử chiến thuật của Mỹ ít hơn nhiều so với Nga.
Một số vũ khí hạt nhân của Mỹ sẽ được cất giữ ở các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu, kể cả Đức. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhấn mạnh điều này khi ông tuyên bố Nga sẽ bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus hôm 25 tháng ba 2023./.
Leave a Comment