Con thuyền vào tâm bão

- Quảng Cáo -

Nguyen Huy Vu

Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam hiện nay chỉ tròm trèm 3 tháng nhập khẩu. Theo những tiêu chuẩn về quản lý vĩ mô, điều đó cho thấy Việt Nam đang đứng trên bờ vực của khủng hoảng. Mức dự trữ thấp nhấp cho một quốc gia để đảm bảo ổn định phải là ít nhất từ 3 đến 6 tháng nhập khẩu.

Từ mức trên 105 tỉ đô la vào đầu tháng 1 năm 2022, mức dự trữ giảm xuống chỉ còn 84 tỉ đô la vào tháng 11 năm 2022. Để bảo đảm ổn định vĩ mô, mức nhập khẩu nhanh chóng bị giảm xuống; từ mức hơn 32 tỉ đô la vào tháng 4 năm 2022, mức nhập khẩu hàng tháng trung bình vào hai tháng đầu năm nay chỉ khoảng hơn 23 tỉ đô la. Tức chỉ trong vòng một năm qua, mức nhập khẩu đã bị cắt giảm tới 30%. Việc cắt giảm nhập khẩu nhiều như vậy có lẽ là chính sách nhất quán của chính phủ nhằm làm cho Việt Nam tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tài chính khi mà dự trữ ngoại hối ngày càng cạn kiệt.

Dữ trữ ngoại hối của Việt Nam giảm liên tục
Mức nhập khẩu hàng tháng của Việt Nam đã giảm liên tục từ đầu năm 2022, đến nay đã giảm 30%.

Có lẽ vì chuyện cắt giảm nhập khẩu mạnh mẽ trong tình trạng dự trữ cạn kiệt nên các sản phẩm y tế nhập khẩu ngày càng trở nên khan hiếm.

- Quảng Cáo -

Trong tình trạng kinh tế Mỹ vẫn còn mạnh, sức mua vẫn chưa có dấu hiệu yếu, lãi suất cơ bản của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng, và điều đó làm kinh tế Việt Nam sẽ đi sâu hơn vào cuộc khủng hoảng. Tình trạng hiện nay chỉ mới bắt đầu.

Con thuyền kinh tế Việt Nam đang đi vào tâm bão và trước sau gì người dân cũng đồng thuận với nhau là chúng ta cần tìm cho mình những người lãnh đạo khác có tính chính danh và có khả năng thông qua những cuộc bầu cử tự do.

Nguyễn Huy Vũ

- Quảng Cáo -