Thỉnh thoảng có người nói về 1+1 không phải bằng 2 mà là bằng 3, bằng 4 và có thể bằng n. Đấy là phép toán mang tính triết lý. Sự thật là có những cá nhân nếu đứng một mình họ chỉ là con số 1 nhỏ nhoi, nhưng khi đứng vào tổ chức, sức mạnh của họ có thể được nâng lên nhiều lần như vậy. Ví dụ như Steve Job, ông đứng một mình không mấy ai thấy tài năng của ông ta, nhưng khi ông đứng vào Apple, sức mạnh của ông được cả thế giới biết đến.
Đó là sức mạnh của tổ chức, chính vì lẽ đó, Đảng Cộng Sản luôn chú ý đến việc đập cho tan tổ chức chính trị đối lập khi nó mới manh nha. Chỉ trích chế độ mà không đứng trong tổ chức nào Chính quyền Cộng Sản để cho tồn tại miễn sao đừng nói quá, nhưng một khi đứng trong bất kỳ một tổ chức nào thì Cộng Sản sẵn sàng kết tội thật nặng người đó, bất chấp pháp luật. Cộng Sản hiểu rõ hơn ai hết về sức mạnh của tổ chức.
Lợi ích nhóm cũng là một loại tổ chức, tổ chức ngầm. Nó là bộ máy hoạt động nhịp nhàng có khi khép kín rất khó phát hiện. Ngược với doanh nghiệp, tổ chức này sẽ nhân mức phá hoại của cá nhân lên nhiều lần và từ đó, nền kinh tế bị hút cạn sinh khí, máu dân bị rút về nuôi các nhóm lợi ích đấy. Ở các quốc gia khác vẫn có tham nhũng nhưng đó là tham nhũng mang tính cá nhân chứ không tham nhũng thành một tổ chức có phân công phân nhiệm như ở Việt Nam.
Trong lợi ích nhóm, tiền tham nhũng được rải từ thượng tầng xuống hạ tầng, có thế bộ máy hoạt động cho đồng bộ. Vụ án AIC với Bệnh Viện Đa khoa Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn dùng tiền rải từ Bí thư tỉnh, Chủ tịch tỉnh cho đến các Giám đốc sở liên quan. Đó là chi phí bắt buộc để lợi ích nhóm vận hành. Rất có thể đó là cách làm mang tính đặc trưng của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Vì thế, khi vụ án AIC với Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh bị khởi tố, thì Bộ Công an không thể không nghi ngờ bà Nhàn cũng dùng cách làm việc tương tự, tức là dùng tiền rải từ Bí thư tỉnh trở xuống. Mà bí thư tỉnh thời đó là ông Phạm Minh Chính.
Đấy là cách làm của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Chính bà dùng tiền rải, tuy nhiên, có những nhóm không dùng cách như vậy mà là đưa một cục tiền thông qua một đầu mối (thường là quan chức) rồi đầu mối ấy sẽ phân phát lại cho những người khác. Lấy ví dụ như vụ bà Trương Mỹ Lan nhờ Dương Chí Dũng đưa cho Phạm Quý Ngọ hàng triệu đô la hối lộ. Ông Phạm Quý Ngọ được hiểu là đầu mối nhận tiền và rải dùm cho Trương Mỹ Lan. Cách rải riền qua đầu mối như thế này có ưu điểm là dễ “cắt đuôi” dấu vết tham nhũng nếu bị lộ. Sau khi Phạm Quý Ngọ bị chết đột ngột, người đứng sau lưng ông Ngọ là ai thì không thể điều tra nữa. Hoàn toàn mất dấu.
Ông Đỗ Hữu Ca được xác định là cầm của phí hối lộ 35 tỷ đồng, tương đương 1,5 triệu đô la Mỹ. Số tiền cực lớn này không thể là hối lộ cho một người mà rất có thể hối lộ cho cả hệ thống. Theo suy đoán chủ quan của tôi thì rất có thể nhóm hối lộ đưa cho Đỗ Hữu Ca phân phối lại cấp trên, tuy nhiên vì cấp trên thấy bị động nên không nhận tiền và cũng không chạy án và 35 tỷ chết kẹt trong túi Đỗ Hữu Ca chứ chưa chắc gì Đỗ Hữu Ca dám quỵt.
Khi tham nhũng đã thành tổ chức thì số tiền hối lộ sẽ ngày một khủng hơn, bởi tiền tham nhũng nó rải cho toàn bộ tổ chức. Nhóm lợi ích càng lớn nó cần tiền càng nhiều để rải và tất nhiên, phía đưa hối lộ phải bòn rút sức lao động của công nhân, phải kinh doanh đểu, phải lừa khách hàng vv… để nặn ra tiền mà rải. Và đó là lý do kinh tế đất nước ngày một mất sinh lực.
Các doanh nghiệp bất động sản là hình mẫu cho loại phá hoại như thế. Để gọi vốn thì bọn này phải dùng tiền để rải. Nó cần rải cho nhóm quan chức ngành chứng khoán để bọn này thả lỏng quản lý và làm luật sơ sài, mục đích mở cửa cho bọn đại gia bất động sản chui vào đấy vơ vét tiền nhà đầu tư. Khi vơ vét được thì làm sự án rồi cấu kết nhau thổi giá nhằm hút cạn tiền người mua nhà và các doanh nghiệp lấy tiền lời đấy rải tiếp. Và vòng lặp cứ tiếp tục.
Bệnh tham ô có tổ chức ở đất nước này hết thuốc chữa, lợi ích nhóm nổi lên như dịch châu chấu diệt bao nhiêu con cũng không xuể. Khi tham nhũng hình thành một cách có tổ chức, đất nước này không còn cơ hội nào để ngóc đầu nổi nữa. Dân đen ráng làm mà dâng tiền cho bọn chúng xơi nếu không muốn lên tiếng./.
Leave a Comment