Ngọn đuốc sống

- Quảng Cáo -

Loc Pham

ĐCSVN hãy làm theo lời khuyên của ông Trần Huy Liệu: Trả lại sự thật lại cho lịch sử. Nhân vật Lê Văn Tám chỉ là một sản phẩm hư cấu cho mục đích tuyên truyền chư Lê Văn Tám không hề có thật.

Quận Ba có một con đường một chiều. thời Pháp tên đường Mayer, thời Đệ nhất Cộng Hòa đổi tên thành đường Hiền Vương, tức Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần, vị chúa Nguyễn đời thứ tư.

Đường Hiền Vương chạy cặp theo Nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Trước năm 1975, quảng đường này từ ngã ba Đinh Tiên Hoàng đi lên, bên tay phải có một trường tiểu học nhỏ đối diện nghĩa trang. Sau năm 1975, bỗng nhiên đổi tên thành Trường Tiểu học Đuốc Sống. Tại sao là Đuốc Sống? Cái đuốc sống này lại liên quan mật thiết đến tên của công viên bên kia đường, công viên Lê Văn Tám sau khi nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi bị giải tỏa.

- Quảng Cáo -

Theo lịch sử đảng, Lê Văn Tám một thiếu niên đã lấy thân mình làm “ngọn đuốc sống”, đốt cháy kho xăng địch thời Nam Bộ Kháng Chiến. Suốt một thời gian dài, gương hy sinh anh dũng của Lê Văn Tám được đưa vào sách giáo khoa, đã làm nức lòng biết bao thế hệ thanh thiếu niên, đẩy họ vào chỗ hy sinh vô ích. Nhưng chi tiết lịch sử bịa đặt này được giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tóm lược và đính chánh như sau:

“Về câu chuyện Lê Văn Tám, tôi xin được tóm lược một cách đầy đủ lời kể và lời dặn của GS Trần Huy Liệu ( *năm 1945 là Bộ trưởng thông tin tuyên truyền) mà tôi đã lĩnh hội như sau: Nhân vụ kho xăng của địch ở Thị Nghè bị đốt cháy vào khoảng tháng 10/1945 và được loan tin rộng rãi trên báo chí trong nước và đài phát thanh của Pháp, đài BBC của Anh; nhưng không biết ai là người tổ chức và trực tiếp đốt kho xăng, nên tôi (GS Trần Huy Liệu) đã “dựng” lên câu chuyện thiếu niên Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi xông vào đốt kho xăng địch cách đấy mấy chục mét.”

Theo lời thú nhận của Bộ trưởng Thông tin Tuyên truyền Trần Huy Liệu, câu chuyện Lê Văn Tám đốt kho xăng Thị Nghè là chuyện do chính ông dựng đứng để phục vụ nhu cầu chính trị.

Lê Văn Tám là nhân vật không có thật, vậy chuyện Võ Thị Sáu ở Bà Rịa say sưa hát bài “Tiến Quân Ca” trong khi ra pháp trường, chắc còn phải xin keo hỏi lại các “sửa sử gia” của đảng.

Thế mới biết, các “sửa sử gia” đảng chẳng những giỏi nghề (giết) lịch sử, sửa lịch sử mà còn giỏi bịa lịch sử. Sau Lê Văn Tám còn bao nhiêu anh hùng dỏm, chiến công giả được đem in trong các sách giáo khoa để thực hiện chính sách ngu dân?

- Quảng Cáo -