Nửa cuối thế kỷ trước, sau khi VN chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp qua nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, một cuộc hội chợ thương mại được tổ chức hoành tráng tại TPHCM để giới thiệu hàng hoá hậu đổi mới của VN với cộng đồng quốc tế.
Các doanh nghiệp Việt đem hàng hóa tinh xảo và bắt mắt của doanh nghiệp mình, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đến hội chợ trưng bày, khoe mẽ… để tự hào vì sản phẩm VN cũng có hạng, và dĩ nhiên để bán…
Song rất tiếc, kết quả không được như mong đợi, vì chỉ có hai mặt hàng được các doanh nhân quốc tế ký hợp đồng mua số lượng lớn:
* Một là Giây thung: Bên Ý rất cần giây thung cột hàng hóa, song vì mặt hàng này không hấp dẫn người Ý nên họ không sản xuất, chủ yếu mua giây thung các nước về dùng. Đó là lý do, tuy mặt hàng giây thung không phải là niềm tự hào của người Việt, song lại là một trong hai mặt hàng hái ra tiền trong hội chợ, trong khi các mặt hàng VN đặt kỳ vọng tạo ra tiếng vang để tự hào thì ngồi đuổi ruồi.
* Hai là Nữ trang giả: Một doanh nhân người Úc đã ký hợp đồng mua số lượng lớn nữ trang giả để bán qua các nước Phi Châu. Dân Phi Châu rất thích nữ trang giả nhiều màu sắc, VN lại sản xuất nữ trang giả rất đẹp, mẫu mã đa dạng, bắt mắt, nên chắc chắn sẽ chinh phục được lục địa đen. Dĩ nhiên không ai tự hào về nữ trang giả, nhưng rất tiếc đây là một trong hai mặt hàng thành công nhất, hái ra nhiều tiền nhất trong hội chợ.
Ngày nay đang có câu chuyện na ná xưa.
* 999 xe điện Vinfast đã xuất qua Mỹ, mang theo niềm tự hào của đám lợi ích nhóm Vingroup. Nhưng cho đến nay chưa thấy tiếng vang nào đáng kể để tự hào ngoại trừ tiếng thị phi
* VN đang thành công xuất xe cút kít, gọi khác là xe rùa, qua Mỹ. Xe nào cũng xe, không quan trọng bán xe gì chỉ quan trọng bán được xe và bán được nhiều tiền.
Vấn đề đặt ra là làm kinh tế để kiếm lợi nhuận hay để tự hào? Dĩ nhiên ai chẳng muốn vừa hái ra tiền vừa tự hào. Song nếu phải chọn, thì người ta sẽ chọn hái ra tiền chứ không ai chọn tự hào mà chẳng thu được lợi nhuận./.
Leave a Comment