Vào ngày 15/4/1989, Tổng bí thư ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản TC Hồ Diệu Bang từ trần. Ông được biết đến và được yêu mến bởi những ý tưởng cải cách, đặc biệt là ý tưởng tự do ngôn luận và tự do báo chí, “đã gây ảnh hưởng lớn tới sự tham gia của sinh viên vào những cuộc phản kháng này” (Google). Nói cách khác, biến cố Thiên An Môn được khởi sự bằng việc hàng ngàn sinh viên Bắc Kinh tập hợp tại quảng trường Thiên An Môn để tưởng niệm và ủng hộ chương trình cải cách của cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang, nhưng sau đó đã bị quân đội dùng xe tank nghiề.n ná.t vào ngày 4/6/1989.
Và người thực hiện thảm sá.t Thiên An Môn hôm 4/6/1989 là cựu Tổng Bí Thư kiêm chủ tịch nước TC Giang Trạch Dân. Có thể nói, ông Giang đã xây đường vinh quang của mình bằng má..u và hàng ngàn xá..c chế…t của người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn, và của hàng ngàn học viên Pháp Luân Công. Ông cũng là người gây ra thảm họa môi trường khi cho xây dựng đập thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới.
Điều oái oăm là, 33 năm sau ngày họ Giang thảm sá..t Thiên An Môn, lịch sử dường như đang lập lại. Hiện sinh viên Bắc Kinh và sinh viên nhiều trường đại học trên cả nước, đang cầm tờ giấy trắng A4 đi biểu tình đòi những điều mà 33 năm trước lớp sinh viên cha, chú, cô, gì… cũng vì đó mà bị bánh xe tank của Giang Trạch Dân nghiề.n ná.t. Khác chăng Thiên An Môn xưa được khởi đầu bằng việc sinh viên tập hợp tưởng niệm và ủng hộ những ý tưởng cải cách của cố tổng bí thư Hồ Diệu Bang. Thiên An Môn nay được khởi đầu bằng việc phản kháng chính sách chống dịch zerovi sai lầm và biện pháp cách ly dân cư cực đoan của Tập Cận Bình. Nhưng xưa và nay đều dính dáng đến cái tên cúng cơm oan gia trái chủ là Giang Trạch Dân.
Xưa Giang Trạch Dân chỉ huy nghiền nát cuộc phản kháng Thiên An Môn. Nay Giang Trạch Dân trở thành hồn ma lịch sử… Và liệu hồn ma Giang Trạch Dân có được siêu thoát trong hồn thiêng Thiên An Môn đang quay trở lại để hoàn tất sứ mệnh lịch sử ?
Vì hôm nay họ Giang đã lìa đời !
Leave a Comment