Việc quân Nga bỏ chạy trối chết, chạy thục mạng, bỏ của chạy lấy người… trên chiến trường Izium – Kharkiv, Lyman, Kherson … Theo nhận định của một ông tướng về hưu của VN, Nga thất bại nhưng không phải thua…
Cũng như hôm 17/10 vừa rồi, Ngân hàng nhà nước nâng biên độ tỷ giá giữa VN đồng và USD từ 3% lên 5%… Là do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) liên tục nâng lãi suất để chống lạm phát khiến đồng bạc xanh liên tục tăng thêm giá trị và có khuynh hướng hút mạnh về thị trường Mỹ, gây áp lực tỷ giá lên nội tệ các nước, trong đó có VN đồng.
Reuter cho rằng VN nâng tỷ giá là phá giá nội tệ. Bởi theo nguyên lý, hệ quả của nâng lãi suất là suy thoái kinh tế, và hệ quả của nâng tỷ giá là lạm phát, nghĩa là đồng nội tệ bị giảm giá… nên Reuter sử dụng thuật ngữ VN phá giá nội tệ khi tăng biên độ tỷ giá từ 3% lên 5% là không có gì sai, dù trong trường hợp này tỷ giá bị phá không nhiều, nhưng dù phá giá nhiều hay không nhiều cũng đều là phá giá.
Tuy nhiên, có chuyên gia VN không hài lòng với nhận định của Reuter, cho rằng, Reuter dùng cụm từ phá giá là hơi quá, vì VN chỉ nâng tỷ giá từ 3% lên 5%, nghĩa là VN đồng không mất giá nhiều đến mức phải dùng từ phá giá, chỉ là điều chỉnh kỷ thuật cho phù hợp với biến động tỷ giá.
Thực tế thì Ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá cho đúng với giá trị thật của VN đồng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và ngăn chặn đà dịch chuyển của đồng bạc xanh đang có khuynh hướng chuyển dịch về Mỹ để hưởng lợi từ lãi suất cao của ngân hàng và lợi suất cao của trái phiếu chính phủ Mỹ. Như vậy, việc điều chỉnh biên độ tỷ giá của Ngân hàng nhà nước có tác động đáng kể nhằm ổn định kinh tế vĩ mô chứ không đơn thuần là phô diễn kỹ thuật như một số chuyên gia kinh tế VN nhận định theo kiểu bảo vệ ‘gà nhà’ như ông tướng nói: Nga thất bại nhưng không thua.
Thực ra, Ngân hàng nhà nước đang căng mình điều chỉnh chính sách tiền tệ trong thời buổi kinh tế toàn cầu đầy biến động… Vừa tăng biên độ tỷ giá để các ngân hàng thương mại linh động điều chỉnh tỷ giá nhằm kềm giữ USD không dịch chuyển về Mỹ, vừa nâng lãi suất để kềm chế lạm phát và giúp các ngân hàng thương mại thu hút tiền gửi, vừa bơm tiền để giải cứu thanh khoản các ngân hàng thương mại, nhất là những ngân hàng bị nợ xấu trái phiếu làm giảm thanh khoản như ngân hàng SCB.
Cho nên, chắc rằng, Ngân hàng nhà nước sẽ còn điều chỉnh phối hợp và phức hợp nhiều biện pháp tiền tệ để ổn định kinh tế vĩ mô, do tình hình kinh tế thế giới vẫn còn biến động phức tạp và tình hình các ngân hàng thương mại VN còn tồn tại nhiều vấn đề, có thể mất thanh khoản vì các trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là các trái phiếu bất động sản, có nguy cơ mất khả năng chi trả. Căn cứ nội dung truy tố lừa đảo trong các vụ án FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát… của cơ quan cảnh sát điều tra, thì phần chắc hàng ngàn tỷ trái phiếu của các doanh nghiệp này phát hành có nguy cơ mất khả năng chi trả.
Như vậy, thời gian tới, tỷ giá trên thương trường và trên chiến trường (Ukraina) sẽ còn nhiều biến động khó lường!!
Leave a Comment