Giáo khoa thư

- Quảng Cáo -

Nguyen Khan

* Mục đích sách giáo khoa ? Dạy, học…

* Sao phải đổi mới sách giáo khoa? Sách hiện hành có nhiều khiếm khuyết, nhiều lỗi, kể cả lỗi thời?

* Thành phần sử dụng giáo khoa thư? Giáo viên đứng lớp và học sinh.

- Quảng Cáo -

Vậy sao không để các giáo viên có kinh nghiệm đứng lớp soạn giáo khoa thư? Vì chỉ các giáo viên đứng lớp mới biết đâu là điều cần đổi mới, cả về sư phạm, tức phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh, lẫn học thuật, tức những kiến thức học sinh cần tiếp thu để mở mang trí tuệ.

Sao lại giao hàng ngàn giáo sư tiến sĩ soạn giáo khoa thư? Mấy vị ấy có dạy các lớp cần đổi mới giáo khoa đâu mà biết cách biên soạn giáo khoa mới cho phù hợp?

Giáo khoa thư không phải sách văn hoá, nghệ thuật, khoa học, báo chí, tiểu thuyết… Giáo khoa thư là sách dạy, học… Nên chỉ những giáo viên trực tiếp đứng lớp mới biết đâu là khiếm khuyết cần cải sửa, đâu là lạc hậu cần đổi mới, đâu là thiếu xót cần bổ sung, đâu là văn phong cần diễn đạt…

Giáo khoa thư không phải là công trường xây dựng cần hàng ngàn người tham gia đốt ngân sách. Giáo khoa thư là sách dạy, học… Giúp học sinh tiếp thu và mở mang kiến thức, nên chỉ cần một số giáo viên chuyên môn đứng lớp, giàu kinh nghiệm…Biên soạn, không chỉ biên soạn duy nhất một, cần nhiều bộ giáo khoa từ nhiều nhóm giáo viên biên soạn khác nhau để các giáo viên đứng lớp chọn lựa giảng dạy.

Việc bộ giáo dục huy động hàng ngàn giáo sư tiến sĩ soạn sách giáo khoa trong bối cảnh mấy thập niên qua liên tục đổi tới đổi lui sách giáo khoa mà vẫn chưa mới, và hiện vẫn tiếp tục đổi lui đổi tới nhưng chưa chắc đã hết cũ… Trong thực trạng lắm thầy thối ma, khi nhiều giáo sư tiến sĩ chủ yếu thuộc thành phần cổ cồn, bằng cấp để khoe khoang chứ chưa hẳn phản ảnh đúng kiến thức, kỷ năng sư phạm và kinh nghiệm đứng lớp, nên những con người như này có biên soạn hoặc sửa đổi giáo khoa thư đến bao lần, có đổi mới đến mức nào, cũng chưa chắc không lâm phải cảnh sách giáo khoa vừa mới biên soạn đã phải sửa đổi ngay sau khi phát hành như những năm qua.

Như vậy, nhược điểm của việc đổi mới giáo khoa thư VN, chưa bàn đến chuyện cấu kết lợi ích nhóm, cứ giả sử là vô vị lợi, thì không chỉ yếu kém về nội dung biên soạn, mà còn yếu kém về tổ chức biên soạn, tức yếu kém về cách sử dụng con người, trong đó yếu kém về con người (biên soạn) là yếu kém then chốt.

Vì nếu không có con người (biên soạn) tốt thì không thể có giáo khoa thư tốt./.

- Quảng Cáo -