Sách giáo khoa phổ thông: Ngành kinh tế mũi nhọn của Bộ Giáo dục!

- Quảng Cáo -

Ba Kiem Mai

Trong 3 ngày 28-30/9, tại Hà Nội Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo và trưng bày SGK phổ thông, thực chất là cuộc “tiếp thị nguội” SGK mới, sau thềm niên học mới (khai giảng 5/9/2022).

Bộ Giáo dục thừa nhận đã không ban hành quyết định danh mục SGK được lựa chọn đúng hạn định. Nghĩa là trong kế hoạch chuẩn bị năm học 2022-2023, chưa có danh mục SGK được chọn, nên hôm nay Bộ trưng bày SGK mới mà nguội.

Bộ Giáo dục khoe, có 6 NXB tham gia soạn SGK mới, chứ không giao độc quyền cho NXB Giáo dục VN. GV và HS có nhiều lựa chọn cho SGK, nhưng chỉ được lựa trong danh mục mà Bộ đã chọn. Là “kinh tế mũi nhọn”, ngu gì Bộ buông lỏng SGK?

- Quảng Cáo -

Làm ăn chụp giựt, ban hành danh mục chậm, nhưng Bộ vẫn phê bình: “Qua thực tiễn thanh, kiểm tra tại một số địa phương về việc lựa chọn SGK cho thấy còn tồn tại những hạn chế. Cá biệt một số địa phương chỉ chọn duy nhất 1 bộ SGK”.

Cho lựa, địa phương không muốn lựa, vì ngoài lợi ích với SGK cũ, SGK mới có nhiều sai sót hơn. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học TS Nguyễn Xuân Thành nói: “SGK mới vẫn còn một số nội dung, thuật ngữ được sử dụng trong các bản mẫu chưa đảm bảo tính liên thông giữa các môn học/hoạt động giáo dục. Tiến trình nội dung bài học của các bản mẫu SGK khác nhau trong một môn học còn có sự chênh lệch đáng kể. Một số bản mẫu sách còn có lỗi về nội dung cũng như chính tả, câu từ, ngôn ngữ, hình ảnh…”.

Thánh thần ơi! Vậy mà Bộ Giáo dục khoe: “Trong 1.574 tác giả biên soạn SGK mới có trên 2/3 tác giả trình độ từ tiến sĩ trở lên (hơn 1.000 người = 1 tiểu đoàn).

Con lạy 1.000 tiến sĩ và hậu tiến sĩ xin đừng soạn SGK phổ thông nữa, hãy dành thì giờ cho nghiên cứu, giảng dạy, hướng dẫn đề tài ở bậc đại học, viết các bài đăng ở các tạp chí khoa học có uy tín trên thế giới, hay tư vấn, nghiên cứu cho các doanh nghiệp.

TS đi giành nhuận bút soạn SGK phổ thông với các thầy cô có kinh nghiệm dạy cấp 2, cấp 3 thì nhục lắm! Bộ Giáo dục đừng thổi phồng việc soạn SGK phổ thông là chuyện hàn lâm, mà chỉ cần người có kiến thức cơ bản, thực tiễn.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo không có bằng cử nhân, mà biên tập lại các bài văn mẫu của cố GS Nguyễn Đăng Mạnh thành các đoạn văn gọn gàng, súc tích, rõ nghĩa là bằng chứng người viết SKG phổ thông không cần là GS,TS.

Để soạn SGK tiếng Việt, tôi nghĩ nếu mời Trần Mạnh Hảo cùng hai nhà báo Nguyễn Thông và Nguyễn Chương soạn sẽ chính xác hơn các TS./.

- Quảng Cáo -