Cũng qua đó, có nhiều vấn đề nảy sinh từ nhà cầm quyền CSVN đối với không chỉ nền văn hóa, âm nhạc Nam Việt Nam trước 1975 và những dư âm còn lại, những kết quả cũng như thành tựu để lại cho dân tộc và đất nước, kèm theo đó là những cách hành xử “chẳng giống ai” của nhà cầm quyền CSVN đối với nền văn hóa này, nhất là âm nhạc.
Những cuộc loại trừ và sự trở lại
Ai cũng biết, một thời gian dài sau khi cuộc chiến xâm lược của miền Bắc Cộng sản thành công, những chiến dịch dai dẳng kéo dài nhiều thập kỷ nhằm cái gọi là “xóa bỏ tàn dư của chế độ cũ” để xây dựng chế độ mới, nền văn hóa mới và con người mới XHCN”.
Những chiến dịch, hành động đó được chủ trương cổ vũ từ Trung ương Đảng CSVN cho đến những dân phòng, những cán bộ từ rừng núi trở về vốn quen với tiếng ếch nhái hơn những giọng ca “ủy mị và yếu ớt” làm băng hoại xã hội và mất khí thế con người” như lời tuyên truyền của các cán bộ cộng sản đã ra tay quét bằng sạch mọi sự hiện hữu của nền văn minh phương Tây, cũng như vốn văn hóa tích lũy từ nhiều đời ở mảnh đất phương Nam.
Những chiến dịch “bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy” bằng cách đua nhau đốt sách vở, truy tìm và tiêu diệt các văn nghệ sĩ, những người sáng tác để cấm tiệt việc sáng tác dòng văn học “thiếu tính đảng và tính chiến đấu” trong đời sống xã hội.
Và vậy là một xã hội man di, mọi rợ được cổ vũ bằng những phong trào, những tấm gương hủy diệt tri thức nhân loại. Mọi sách vở không nằm trong diện được đảng ưu tiên, không phục vụ “sự nghiệp cách mạng” đều được biến thành độc hại và cần hủy bỏ.
Khốn thay, những tác phẩm, những sản phẩm văn hóa có “tính đảng, tính chiến đấu” ở miền Nam vốn không nhiều. Chỉ bởi cái văn hóa cướp bóc từ cướp chính quyền cho đến cướp quyền con người, quyền sống… vốn đã trở thành xa lạ với xã hội miền Nam khi đã có thời gian dài tiếp xúc với phương Tây.
Hẳn nhiên, chúng ta nói đến những vấn đề chung với cái nhìn tổng quát. Còn trong cụ thể và chi tiết, cũng phải thừa nhận rằng với cách nhìn đơn giản về đời sống xã hội bình thường, không hẳn rằng mọi cái đều hoàn toàn tốt đẹp. Tuy nhiên, đến mức phải truy cùng, diệt tận tất cả mọi sản phẩm văn hóa tại miền Nam sau 1975 là sự cực đoan và là sự man rợ.
Bằng chứng, là chỉ một thời gian ngắn sau đó, nền văn học, nét văn hóa và những sản phẩm văn hóa thời cộng sản sau này còn quá xa để đạt được những gì mà nhiều tác phẩm thời kỳ trước 1975 đã được hình thành và xuất bản.
Rồi tờ báo Nhân Dân đã viết: “Khoảng 10 năm trở lại đây, quan điểm ứng xử đối với văn học miền nam trước 1975 đã có nhiều thay đổi tích cực. Cách nhìn đối với bộ phận văn học này khoa học, cởi mở, rộng rãi hơn trước. Hoàn toàn có thể nói đến một nhu cầu đọc lại, đánh giá lại, giới thiệu, phổ biến trở lại một số giá trị của văn học từng bị coi là “bên kia chiến tuyến”.
Và thế là có thể cách nhìn, cách đánh giá, cách hành động của nhà cầm quyền CSVN không có gì mới, nhưng hành động của nhà cầm quyền CSVN có nhiều thay đổi. Cần lưu ý rằng việc thay đổi hành động, không hẳn là sự chuyển biến về tư duy của người cộng sản. Xưa nay, việc nói xuôi làm ngược đã là chuyện bình thường.
Trước hết là những cách ứng xử với đội ngũ văn nghệ sĩ từ hải ngoại -Tương tự như việc đổi những đồng bào xa quê, Việt Kiều hải ngoại từ chỗ là những kẻ “bất hảo, cặn bã của xã hội, ma cô, đĩ điếm, trộm cướp, chây lười lao động, ngại khó ngại khổ, phản bội tổ quốc, chạy theo bơ thừa sữa cặn… ” thành khúc ruột ngàn dặm của đảng khi mà những bơ thừa, sữa cặn được lực lượng “cặn bã xã hội” này gửi về với con số khổng lồ – những văn nghệ sĩ miền Nam vốn đã tham gia tích cực nhất trong những cuộc “bỏ phiếu bằng chân” với cộng sản, nay thành danh, thành tài, có tiền… lần lượt được đảng gọi bằng những tiếng gọi thân thương để quay về phục vụ đảng, để “nối liền bàn tay đoàn kết của đảng với Khúc ruột ngàn dặm của đảng”.
Và họ về trong sự “trọng thị” của đảng, trong sự ghẻ lạnh của đồng bào hải ngoại. Họ về với mục đích đem “những sản phẩm đồi trụy” ngày xưa của miền Nam ra phục vụ bà con miền Bắc vẫn khát khao những gì tồn tại khẳng định giá trị của nó qua thời gian để… kiếm tiền.
Những hành động “giải mật ca khúc” nghĩa là bỏ việc kiểm duyệt bài hát trước 1975 là nhằm phục vụ mục đích câu nhiều hơn nữa, các ca sĩ đã một thời nổi tiếng “Chống cộng” nay trở về “Phục Cộng” để đảng được tự hào, được “chém gió” với nhân dân và trên trường Quốc tế về sự tử tế của đảng.
Thế nhưng, con đường trở về đâu phải vì đảng ưu ái, đảng cần và “phục cộng” là được êm ái, trơn tru.
Ngoại trừ những anh chàng “sĩ quan VNCH”, hay “luật sư”, hoặc “nhà báo KBC” một thời ngày xưa hăng hái chống cộng bậc nhất nay trở cờ, không biết tích lũy được ở đâu nhiều nước mắt đến vậy, để cứ về gặp quan chức cộng sản là khóc. Họ khóc như cha chết, họ khóc như chưa bao giờ được khóc, họ khóc đến mức thiên hạ đồ rằng: Hễ cứ gặp quan chức cộng sản mà khóc được nhiều đến vậy, thì sẽ được thưởng huân chương.
Mặc dù sau đó, những “sĩ quan, luật sư, nhà báo” kia đã chẳng mấy chốc lộ hàng với những màn kiếm ăn bẩn thỉu và bất chính theo cách của đảng. Những “nhà báo” về nước nhằm câu gái… đã chấm dứt sứ mệnh “cầu nối” khi những “con nghiện nữ” – biệt danh của dư luận viên trong nước – đã lập hẳn nhóm “Dọn Rác” trên mạng xã hội và đưa các bằng chứng tố cáo việc quấy rối tình dục, gạ gẫm, dụ dỗ nhiều cô gái trong các nhóm hội mà “Nhà báo VNCH từ nước Mỹ” quay xe về nước.
Trừ những kẻ đó, phần còn lại được trở về “Phục vụ tổ quốc” – Thật ra, đa số là vì tiền nên chẳng được ưu ái nhiều. Lượng khán giả trong nước vẫn mê mệt những bản Bolero một thời đã làm nên các ca sĩ nổi danh vẫn là một mỏ vàng của các ca sĩ. Căn bệnh quan liêu, tham nhũng và hối lộ cũng như sự khinh thường vẫn là chủ đề mà quan chức cộng sản vẫn dành cho họ. Đặc biệt ở đó là sự kỳ thị, cảnh giác và luôn được… chơi bẩn.
Bỗng nhiên… mất điện
Có lẽ ở Việt Nam, việc mất điện bất chợt, bất thình lình là chuyện hoàn toàn mang tính… khách quan.
Khi đó, mọi hậu quả, mọi thiệt hại thì ai dùng điện thì nấy chịu. Chưa bao giờ ngành điện lực Việt Nam phải chịu trách nhiệm khi bán hàng mà không bảo đảm được các yêu cầu của người mua, cũng chẳng bao giờ ngành điện lực có trách nhiệm trong việc cung cấp hàng hóa đến cho người tiêu dùng đảm bảo chất lượng.
Và cũng bởi vì chuyện đó là “khách quan” chẳng ai chịu trách nhiệm cũng như bão lụt, thiên tai, động đất… nên nó được tận dụng một cách rất sống sượng trong nhiều trường hợp.
Mới đây, chuyện ca sĩ Khánh Ly về Việt Nam hát rồi bị phạt, rồi bị chơi bẩn đến cuối cùng là Nhà hát lớn Hà Nội bị mất điện. Mất điện đến mức không thể dùng máy phát dự phòng, mất điện đến mức phải hủy biểu diễn mới chịu.
Và ai cũng biết rằng đó là “Biện pháp nghiệp vụ” của chính quyền Hà Nội – nơi là “trung tâm văn hoá chính trị của đảng vinh quang và vĩ đại” – khi mà chính quyền không muốn buổi biểu diễn diễn ra mà không có lý do nào chính đáng có thể viện dẫn để thuyết phục được người khác.
Chuyện đó không lạ với những ai nhẵn mặt chính quyền Hà Nội.
Người ta vẫn nhớ “biện pháp nghiệp vụ” khi chính quyền Hà Nội cho công an giả thợ cắt đá để sửa tượng đài Lý Thái Tổ nhằm phá tưởng niệm liệt sĩ chống Tàu hoặc cho dân phòng mặc áo mưa ra tưới vườn hoa khi trời đang mưa rào để ngăn người ta đi biểu tình về vườn hoa cảm tử.
Thậm chí Hà Nội còn cho đám Trần Nhật Quang, Nhật Lệ ra cầm cờ đảng để phá tưởng niệm Gạc Ma để rồi khi bị lên án thì chối như dính hủi. Khổ cái đám Trần Nhật Quang được trận tẽn tò như chó bị đá vì xun xoe sai chỗ và từ đó tởn luôn đến giờ.
Tất cả là sự vẻ vang và quang minh chính đại của đảng. Có sao đâu. Chuyện vặt trong đời sống hành xử của đảng với dân. Cướp thì làm sao có thể đòi nó hành xử đàng hoàng được.
Chuyện ca sĩ Khánh Ly cố về Việt Nam để “Nhớ mùa thu Hà Nội” thì cũng là chuyện của bà ta. Sinh ra ca sĩ là để hát để kiếm tiền sống, để được người ta khen, hoặc đơn giản là để người ta không quên.
Có điều là cố quá thì lắm khi thành quá cố. Khánh Ly chẳng đã từng đứng khóc nức nở trên sân khấu mấy năm trước ở Việt Nam khi biểu diễn một mình vì “khán giả quay lưng lại khi tôi đã già” đó sao.
Khóc thì cứ khóc nhưng quy luật nghiệt ngã cuộc đời là vậy. Hoa hết màu hết hương thì ra đường hoặc vào thùng rác, đó là số phận và vị trí của mình đừng kêu ca hay oán thán.
Có điều nên nhớ là ở Việt Nam thì “Biện pháp nghiệp vụ” rất đa dạng.
Đường đường phương diện Quốc gia
Quan trên trông xuống, người ta trông vào.
Bởi đơn giản, ở Việt Nam có một chính quyền Cộng sản.
27/09/2022
J.B Nguyễn Hữu Vinh
Leave a Comment