Quảng Cáo

Giáo án cũng phải theo định hướng?

Quảng Cáo

Ngọc Lan (VNTB)

Theo mẫu giáo án mới, các thầy cô phải soạn giáo án với nội dung chi chít các hoạt động, khó đảm bảo trong 45 phút dạy.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ vừa được Thủ tướng đồng ý kéo dài thời gian giữ chức vụ đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Ông Độ chính là người ký ban hành văn bản 5512/BGDĐT-GDTrH, về việc “xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường”. Văn bản này yêu cầu thầy cô giáo soạn giáo án giống như một “kịch bản” sân khấu có định hướng về nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

Văn bản 5512/BGDĐT-GDTrH có đến 5 phụ lục, trong đó Phụ lục IV, “khung kế hoạch bài dạy”, là một ám ảnh với thầy cô giáo khi phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể như sau:

  1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
  2. a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh xác định được vấn đề/nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết trong bài học hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ trong các hoạt động tiếp theo của bài học.
  3. b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể mà học sinh phải thực hiện (xử lí tình huống, câu hỏi, bài tập, thí nghiệm, thực hành…) để xác định vấn đề cần giải quyết/nhiệm vụ học tập cần thực hiện và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề/cách thức thực hiện nhiệm vụ.
  4. c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể yêu cầu về nội dung và hình thức của sản phẩm hoạt động theo nội dung yêu cầu/nhiệm vụ mà học sinh phải hoàn thành: kết quả xử lí tình huống; đáp án của câu hỏi, bài tập; kết quả thí nghiệm, thực hành; trình bày, mô tả được vấn đề cần giải quyết hoặc nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo và đề xuất giải pháp thực hiện.
  5. d) Tổ chức thực hiện: Trình bày cụ thể các bước tổ chức hoạt động học cho học sinh từ chuyển giao nhiệm vụ, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện nhiệm vụ thông qua sản phẩm học tập.
  6. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1 (Ghi rõ tên thể hiện kết quả hoạt động).
  7. a) Mục tiêu: Nêu mục tiêu giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập để chiếm lĩnh kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
  8. b) Nội dung: Nêu rõ nội dung yêu cầu/nhiệm vụ cụ thể của học sinh làm việc với sách giáo khoa, thiết bị dạy học, học liệu cụ thể (đọc/xem/nghe/nói/làm) để chiếm lĩnh/vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề/nhiệm vụ học tập đã đặt ra từ Hoạt động 1.
  9. c) Sản phẩm: Trình bày cụ thể về kiến thức mới/kết quả giải quyết vấn đề/thực hiện nhiệm vụ học tập mà học sinh cần viết ra, trình bày được.
  10. d) Tổ chức thực hiện: Hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của học sinh.
  11. Hoạt động 3: Luyện tập
  12. a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kiến thức đã học và yêu cầu phát triển các kĩ năng vận dụng kiến thức cho học sinh.
  13. b) Nội dung: Nêu rõ nội dung cụ thể của hệ thống câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm giao cho học sinh thực hiện.
  14. c) Sản phẩm: Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập; các bài thực hành, thí nghiệm do học sinh thực hiện, viết báo cáo, thuyết trình.
  15. d) Tổ chức thực hiện: Nêu rõ cách thức giao nhiệm vụ cho học sinh; hướng dẫn hỗ trợ học sinh thực hiện; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện.
  16. Hoạt động 4: Vận dụng
  17. a) Mục tiêu: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của học sinh thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn (theo từng bài hoặc nhóm bài có nội dung phù hợp).
  18. b) Nội dung: Mô tả rõ yêu cầu học sinh phát hiện/đề xuất các vấn đề/tình huống trong thực tiễn gắn với nội dung bài học và vận dụng kiến thức mới học để giải quyết.
  19. c) Sản phẩm: Nêu rõ yêu cầu về nội dung và hình thức báo cáo phát hiện và giải quyết tình huống/vấn đề trong thực tiễn.
  20. d) Tổ chức thực hiện: Giao cho học sinh thực hiện ngoài giờ học trên lớp và nộp báo cáo để trao đổi, chia sẻ và đánh giá vào các thời điểm phù hợp trong kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục của giáo viên.

Với hàng loạt yêu cầu trên, theo ý kiến chung của một số giáo viên mà người viết ghi nhận tại Sài Gòn, thì giáo án cần ngắn gọn, để giáo án đúng nghĩa là phương tiện dạy học chứ không phải chỉ để cho đúng mẫu khi kiểm tra.

Một giáo án có mục tiêu và mục đích của bài học. Những chuẩn bị cho bài học mới và yêu cầu về kiến thức cần đạt với bài học đó. Giáo án thể hiện rõ bài học đó cần đạt được những kiến thức gì để sau bài học đạt được mục đích học tập.

Còn những vấn đề khác, những tình huống, câu hỏi…. thì để tùy giáo viên thể hiện. Mỗi người có cách dạy khác nhau và mỗi lớp lại phải dạy một cách khác nhau, miễn sao sau tiết học thì học sinh nắm được kiến thức cần đạt, hứng thú với bài học. Quan trọng là mỗi giáo viên cần trang bị cho mình các phương pháp giảng dạy khác nhau để tùy tình huống mà dạy…

“Tôi cảm giác một số lãnh đạo vẫn đang ám ảnh của yêu cầu về nền giáo dục có định hướng xã hội chủ nghĩa, nên họ ngại về quyền tự do giảng dạy, tự do học thuật, nên cứ hễ o ép được thì o ép” – một nhà báo tự do từng là giáo viên, nhận xét./.

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux