Công ty làm ăn thua lỗ, nếu đợi khoản nợ đáo hạn thì công ty sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Vì thế, để cứu cho công ty khỏi thua lỗ thường người ta sẽ tìm cách gọi vốn. Khi vốn được rót về thì họ sẽ dùng nguồn vốn mới trả nợ vay, sau đó còn một ít thực hiện việc đầu tư.
Ba công ty con của Tập Đoàn Tân Hoàng Minh đang làm ăn thua lỗ chỉ cần đợi khoản nợ đáo hạn thì sẽ lâm vào cảnh phá sản, tuy nhiên ông Đỗ Anh Dũng và Ban quản trị của Tập đoàn đã phù phép thế nào để các công ty này phát hành trái phiếu gọi được 10.300 tỷ đồng. Thế là các ông chúa chổm này thoát nợ và vương vai thành “người khổng lồ” với nguồn vốn rất mạnh.
Để phù phép những “xác chết” bỗng sống dậy vươn vai thành khổng lồ thì không thể thiếu vai trò tiếp tay của bộ máy chính quyền, đặc biệt là bộ máy quản lý thị trường vốn. Lỗi của bộ máy chính quyền đã gây ra những kẻ lừa đảo như Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng là ở Bộ máy Nhà nước, tuy nhiên Nhà nước Cộng Sản dùng báo chí đổ hết tội cho những Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng mà giấu đi cái sai hệ thống của Ủy ban chứng khoán nhà nước.
Hiện nay Vingroup đang dùng đòn bẩy tài chính để kinh doanh bất động sản. Tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu lên đến 2,85 lần, mà trong tình trạng thị trường bất động sản ảm đạm như hiện nay thì việc gánh nặng trả lãi rất lớn. Hướng kinh doanh bất động sản thì chững lại, hướng sản xuất xe hơi xăng thì hoàn toàn thất bại, còn hướng sản xuất xe hơi điện thì đang không thể gọi vốn được. Bị bít các đường kinh doanh nên gánh nặng đòn bẩy tài chính sẽ có thể làm cho Vingroup ngã khụy. Với tổng số nợ lên đến 16 tỷ đô la là con số rất lớn. Vingroup chắc sẽ đi tìm cách gọi vốn để lấp lỗ.
Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP là dạng tư nhân làm dự án rồi khai thác có thời hạn và sau đó chuyển giao cho nhà nước. BOT là một dạng của PPP, nghĩa là doanh nghiệp làm đường, sau đó dựng trạm BOT để thu hồi vốn. Sau thời gian hết hợp đồng thì đường ấy thuộc về nhà nước quản lý khai thác.
Hình thức BOT không chỉ có ở Việt Nam mà khắp thế giới người ta đều làm. Tuy nhiên, ở Việt Nam nó bị biến tướng. Biến tướng vì những doanh nghiệp sân sau được sự tài trợ vốn dù đang thua lỗ, nhờ đó mà nó được sống dậy từ đống nợ, sau đó làm dự án bằng vốn vay rồi dựng BOT thu lại cả vốn lẫn lời. Khi trúng dự án, doanh nghiệp sẽ được ưu ái trong vấn đề gọi vốn.
Hiện nay Vingroup và Sungroup đang nhảy vào lĩnh vực xây dựng hạ tầng bằng hình thức PPP. Về dự án đường cao tốc Bắc Nam thì cả Vin và Sun đều nhảy vào, riêng mảng xây sân bay thì Sun đã nhảy vào dự án sân bay Vân Đồn và hiện nay là dự án sân bay Sapa. Trong tình hình nợ quá lớn so với vốn chủ sở hữu, Vin nhảy vào lĩnh vực xây dựng đường xá theo hình thức PPP làm người ta không khỏi nghi ngờ rằng, phải chăng Vin đang gặp vấn đề về nợ nên nhảy vào dự án đường cao tốc để được ưu tiên gọi vốn lấp lỗ? Hàng loạt doanh nghiệp làm BOT đã từng thành công trong việc gọi vốn lấp lỗ nhờ trúng dự án BOT thì chả nhẽ ông Vượng ông Lam không tận dụng điều này để che đậy tình hình tài chính ảm đạm của công ty?
Hiện nay tại Việt Nam, sân bay mọc dày đặc là điều bất thường. Từ Long Thành đến Phan Thiết chỉ có 150km nhưng ông Chính dự tính cho Phan Thiết xây sân bay. Từ Phan Thiết đến Phan Rang chỉ có 130km nhưng tỉnh Ninh Thuận cũng dự tính xây sân bay. Riêng tỉnh Khánh Hòa theo quy hoạch có 3 sân bay, đó là sân bay Cam Lâm, sân bay Cam Ranh và dự tính một sân nay nữa sẽ xây ở Vân Phong. Hiện nay cả nước có 22 sân bay vốn đã quá dày đặc, tuy nhiên chính quyền Cộng Sản dự tính trong 10 năm tới xây 10 sân bay nữa và đến năm 2050 cả nước có 38 sân bay. Ông Phạm Minh Chính đang đốc thúc các địa phương làm sân bay và tất nhiên là giao nó cho Sungroup.
Hệ thống sân bay dày đặc sẽ gây lãng phí vốn xã hội rất lớn vì xây xong ắt có nhiều sân bay không thể khai thác hết công suất và thậm chí bỏ hoang. Thực tế đáng buồn là ông Phạm Minh Chính đang dọn đường cho Sungroup làm dự án để được gọi vốn mà không cân nhắc đến nhu cầu thực sự của xã hội. Chính quyền Cộng Sản đã vì sân sau chứ không hề vì dân như thế đấy. Đáng sợ thật!
-Đỗ Ngà-
Leave a Comment