Von Christina zur Nedden – Welt
Sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Quân đội Đức được nâng cấp hàng loạt. Nhật Bản đang theo dõi sát sao điều này: Giống như Đức, quốc gia này là một cường quốc kinh tế cỡ lớn nhưng lại là chú lùn về quân sự. Bây giờ có dấu hiệu Nhật đoạn tuyệt với quá khứ lịch sử.
Trung Quốc không chỉ tăng cường vũ trang , diễu võ dương oai xung quanh Đài Loan sau khi chính trị gia Hoa Kỳ Nancy Pelosi có chuyến thăm bất ngờ tới Đài Bắc vào đầu tháng 8, khiến Bắc Kinh rất khó chịu. Tên lửa của Trung Quốc cũng bay xa đến vùng biển của Nhật Bản – một lời cảnh báo đối với chính phủ ở Tokyo, quốc gia không chính thức công nhận Đài Loan nhưng có quan hệ hữu nghị với quốc đảo dân chủ này.
Nhật Bản ngày càng bị cuốn vào làn sóng của một cuộc hỗn chiến nóng bỏng về mặt chính trị. Ở phía nam, Trung Quốc hầm hè đe dọa Đài Loan, nơi này cũng có các đảo của Nhật Bản liền kề. Bắc Triều Tiên tiến hành ngày càng nhiều các cuộc thử tên lửa ở phía tây Nhật Bản. Tokyo đã tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng. Tăng cường khả năng tấn công của quân đội, bất chấp hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình và điều này đáng ra bị cấm đoán.
Nhật Bản muốn bố trí hơn 1.000 tên lửa hành trình tầm xa ở miền nam nước này. Đó là về việc chuyển đổi các loại vũ khí hiện có, có tầm bắn hiện tại sẽ được tăng từ 100 lên 1000 km. Điều này sẽ cho phép Nhật Bản tấn công cả các khu vực ven biển của Trung Quốc và Triều Tiên.
Ngoài ra, tàu và máy bay của Nhật Bản sẽ có thể bắn các tên lửa nâng cấp. Các tên lửa sau đó sẽ được triển khai trên và xung quanh Kyushu, cực tây nam của các đảo chính của Nhật Bản, cũng như trên các đảo nhỏ gần Đài Loan, tờ báo cho biết. Ban đầu không có xác nhận chính thức về thông tin của tờ báo.
Điều này đã được báo “Yomiuri Shimbun” đưa tin hôm chủ nhật, dẫn lời các quan chức chính phủ. Đó là việc chuyển đổi các loại vũ khí hiện có, có tầm bắn hiện tại sẽ được tăng từ 100 lên 1000 km. Điều này sẽ cho phép Nhật Bản tấn công cả các khu vực ven biển của Trung Quốc và Triều Tiên.
Ngoài ra, tàu và máy bay của Nhật Bản sẽ có thể bắn các tên lửa đã được nâng cấp. Các tên lửa sau đó sẽ được triển khai trên đảo và xung quanh Kyushu, cực tây nam của các đảo chính của Nhật Bản, cũng như trên các đảo nhỏ gần Đài Loan.
Nhật Bản là kẻ xâm lược trong Thế chiến thứ hai, bị quân Đồng minh đánh bại. Do đó nước Nhật buộc phải từ bỏ chủ nghĩa quân phiệt, đặt mình dưới sự bảo vệ của Hoa Kỳ và thông qua hiến pháp theo chủ nghĩa hòa bình. Theo đó, quân đội chỉ được sử dụng để tự vệ. Hiến pháp Nhật đề cập đến việc từ bỏ chiến tranh. Không được duy trì Bộ binh, Hải quân và không quân có tiềm lực chiến tranh. Chi tiêu cho quốc phòng chỉ ở mức cần thiết nhất.
Trong nhiều năm qua đã có những cuộc thảo luận về sửa đổi hiến pháp và tăng cường quốc phòng. Trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine của Nga và tình hình căng thẳng ở Đài Loan ở Nhật càng rộ lên yêu cầu tăng cường vũ trang.
Hôm tháng sáu thủ tướng Nhật Fumio Kishida tuyên bố sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng quốc phòng. Trong năm năm tới quân đội Nhật sẽ được tăng cường sức mạnh gấp bội. Chi phí quốc phòng hiện nay là 1,1% GDP sẽ tăng lên 2% sau năm năm.
Giữa Trung Quốc và Nhật bản có sự tranh chấp chuỗi quần đảo Senkaku, từ năm 1970 Trung Quốc gọi là đảo „Diaoyu“. Từ năm 2012 mâu thuẫn tranh chấp leo thang ngày càng lớn hơn. Theo cam kết năm 1951 Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công quân sự. Điều này liên quan đến quần đảo Senkaku.
Nhật Bản là một thành viên của Nhóm Quad, bao gồm Úc, Ấn Độ và Mỹ, và được coi là đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Hồi tháng 5, những người đứng đầu chính phủ của các nước đã gặp nhau tại Tokyo và trong các cuộc hội đàm, họ nhấn mạnh các nguyên tắc của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở tuy nhiên không nêu đích danh Trung Quốc và các yêu sách lãnh thổ của nước này ở Biển Đông.
Trong khi nhóm họp, Trung Quốc đã hợp tác với Nga tập trận hải quân. Sáu máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc và Nga đã bay qua Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương.
Chính phủ Trung Quốc xem việc quân sự hóa ngày càng tăng của Nhật Bản với sự nghi ngờ. Đài Loan là một phần “bất khả xâm phạm” của lãnh thổ Trung Quốc và Nhật Bản nên “nghiêm túc xem xét” “lịch sử xâm lược” của mình “.
Trung Quốc và Nhật Bản có một lịch sử đầy xung đột mà vẫn chưa được giải quyết cho đến ngày nay. Theo Trung Quốc, vụ thảm sát Nam Kinh trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai và các tội ác chiến tranh khác của Nhật Bản đã không được Nhật Bản xin lỗi một cách thỏa đáng.
Với việc triển khai tên lửa hành trình, Tokyo sẽ đối đầu với Bắc Kinh. Nhưng trước những hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Đài Loan, Nhật Bản đã bắt đầu suy nghĩ lại. Ngay từ tháng 6, Kishida đã cảnh báo trước thế giới: “Đông Á có thể là Ukraine của ngày mai.”./.
Nguồn: https://www.welt.de/…/Trotz-Pazifismus-Jetzt-ruestet…
Leave a Comment