Thomas Jäger – focus.de
Giới tinh hoa Nga phải xác định lại mục tiêu của họ. Bởi các quyết định của Tổng thống Putin đã làm cho nước Nga bị cô lập với thế giới từ đó sẽ bị phụ thuộc vào Trung Quốc.
Mục đích của cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga là đưa Nga trở thành một cường quốc trên thế giới. Giới tinh hoa của Nga khao khát mục tiêu này kể từ khi Liên Xô tan rã, nhưng các quốc gia hậu Xô Viết lại không mấy mặn mà với ý đồ này.
Nga không thể đạt được mục tiêu này nếu không dùng bạo lực. Bây giờ Nga phấn đấu để trở thành một cường quốc thế giới về quân sự. Để đạt được mục tiêu này, sau thâu tóm nguội Belarus, Ukraine sẽ bị xâm chiếm và sẽ bị gắn với nước Nga, từ đó tạo thành một sự tái thống nhất tay ba.
Tiếp đó, gây áp lực lên các nước Đông Âu và Hoa Kỳ nhằm xóa bỏ tư cách thành viên NATO bằng cách yêu cầu tất cả quân đội nước ngoài rời khỏi Đông Âu. Điều này cho phép Nga chiếm địa vị thống trị về quân sự và kinh tế năng lượng.
Khi triển khai cuộc tấn công xâm lược Ukraine, Nga muốn tạo ra hình thái “Orban ở khắp mọi nơi“
Điều này cũng áp dụng cho phần còn lại của châu Âu, vì Đức và Ý đã (và đang) phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga và không thể hành động quân sự. Dù sao thì Pháp cũng đùa giỡn với ý tưởng về quan hệ đối tác chiến lược với Nga.
Khi dư luận ở châu Âu bị giao động bởi các ưu đãi và giá cả, quay lưng lại với Mỹ và ngả theo Nga, Nga sẽ trở thành quốc gia thống trị ở châu Âu và có thể tin tưởng vào các chính phủ xa rời khỏi châu Âu. Họ sẽ là những quốc gia phi tự do, như “Orban ở khắp mọi nơi”. Đó là âm mưu của Nga khi tiến hành cuộc tấn công vào Ukraine.
Tuy nhiên mọi chuyện lại khác đi vì cuộc tấn công vào Kiew thất bại, Hoa Kỳ đã tạo ra một sự phản ứng thống nhất với các lệnh trừng phạt, các nước EU đã nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình. Họ đã dành cho Ukraine một sự hỗ trợ mạnh mẽ và lực lượng Nga đã bộc lộ các yếu kém so với những gì cho đến nay được ghi nhận.
Các quyết định của Putin khiến Nga phụ thuộc vào Trung Quốc
Các phân tích ngay lập tức tập trung vào câu hỏi, tại sao giới tinh hoa Nga, ngay từ đầu đã không hiểu rõ và đánh giá quá cao khả năng của mình khi phát động chiến tranh.
Những quyết sách của Nga dựa trên các thông tin sai lầm, đánh giá sai tình hình Ukraine và sự ủng hộ quốc tế dành cho nước này. Ngay cả khi những nhận thức sai lầm về tình hình ở Ukraine và sự ủng hộ của quốc tế. Kết quả là lực lượng quân sự Nga đã bị thương vong nặng nề.
Hoa Kỳ đã tổ chức một sự phản ứng thống nhất bằng các lệnh trừng phạt, các nước EU đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình. EU đã dành cho Ukraine một sự hỗ trợ mạnh mẽ trong khi các lực lượng quân sự của Nga hoàn toàn thiếu sức chiến đấu, khác xa với những gì mà người ta từng đánh giá về lực lượng quân sự này.
Các quyết định của Putin khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc
Do đó, các phân tích ngay lập tức tập trung vào câu hỏi, tại sao giới tinh hoa Nga ngay từ đầu đã có những đánh giá sai lầm, quá đề cao sức mạnh của mình khi tấn công Ukraine.
Nga đã đánh giá sai về tình hình Ukraine và sự ủng hộ của quốc tế dành cho nước này. Nguyên nhân là do Nga một mặt quá tự tin, mặt khác Nga đã dựa vào các nguồn thông tin sai lầm, quân đội Nga đã bị thương vong nặng nề.
Ước tính Nga có khoảng 40.000 người chết và số người bị thương nhiều gấp đôi, như vậy cộng lại là 120.000 người. Nga đã phải hứng chịu những thất bại mang tính biểu tượng từ Kiew đến Crimea và Biển Đen. Các biện pháp trừng phạt Nga đã phát huy hiệu quả. Trong tương lai gần Nga sẽ không thể đạt được các mục tiêu chính trị của mình, không thể vươn lên trở thành cường quốc thế giới, thống trị châu Âu. Trong bối cảnh này giới tinh hoa Nga sẽ phải xác định lại mục tiêu của mình. Bởi vì các quyết định của Tổng thống Putin đã đưa đất nước vào vị thế cô lập với thế giới và do đó tự tạo ra sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Nhập khẩu đã giảm mạnh
Mối quan hệ của Nga với phương Tây sẽ vẫn bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt chừng nào tổng thống hiện nay hoặc một người kế vị ông ta không thay đổi lập trường. Nhập khẩu đã giảm mạnh và sẽ tiếp tục giảm vì các lĩnh vực mới đang được đưa vào chế độ trừng phạt và các doanh nghiệp hạn chế đầu tư mới.
Nhập khẩu từ các nước khác (bao gồm cả Trung Quốc) giảm song song với nhập khẩu từ phương Tây do các doanh nghiệp lo ngại các lệnh trừng phạt thứ cấp. Xuất khẩu hiện đang là vấn đề nan giải hơn đối với hầu hết các nước châu Âu vì nguồn cung cấp năng lượng bị cắt giảm và các sản phẩm trở nên đắt đỏ hơn.
Nhưng về trung hạn tình hình của các nước phương Tây sẽ được cải thiện, trong khi Nga sẽ mất một thị trường quan trọng. Các công ty Nga chỉ có thể tiêu thụ hàng hóa của mình ở các khu vực khác với mức chiết khấu 30%. Khả năng răn đe quân sự, vốn không tồn tại ở Đông Âu trước chiến tranh, sẽ được xây dựng mạnh mẽ trong vài năm tới. Hình ảnh của Nga, sức mạnh mềm của nước này trong nhiều năm tới sẽ ngày càng xấu đi.
Nỗ lực của Nga nhằm khẳng định mình là một cường quốc ở châu Âu và từ vị trí này để phát triển các mối quan hệ sâu rộng hơn với các quốc gia ở các lục địa khác đã thất bại.
Trung Quốc hưởng lợi từ việc nhập năng lượng của Nga
Trong bối cảnh này, Nga sẽ phải tập trung vào Trung Quốc trong một thời gian và không thể trở thành một chủ nghĩa đế quốc mới tiến vào Trung Á. Nga đã quá yếu về mặt quân sự và kinh tế để thực hiện được tham vọng này trong khi lại lo ngại về sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho các quốc gia Trung Á thuộc Liên Xô trước đây. Trung Quốc chiếm địa vị độc tôn.
Mối quan hệ này một số nơi coi như một trục của các chế độ chuyên quyền, như mối liên hệ giữa cường quốc đói năng lượng trên thế giới là Trung Quốc và thị trường Nga, nơi các sản phẩm của Trung Quốc có thể được bán ra mà không bị cạnh tranh. Trung Quốc thực sự được hưởng lợi từ việc châu Âu và Mỹ từ chối tiếp tục mua năng lượng của Nga.
Từ đó Trung Quốc có thể thao túng về giá. Trung Quốc cũng sẽ xác định giá khí đốt, vì Nga bị ràng buộc về mặt địa lý (nếu phương Tây một khi đã biến mất thì chỉ còn lại phương Đông).
Những thất bại của Nga chứng tỏ lợi thế của Mỹ
Tóm lại: Trung Quốc sẽ chi phối quan hệ với Nga và Nga sẽ không khác gì một nước phải triều cống cho Trung Quốc. Nga không có lựa chọn nào khác. Trung Quốc, không giống như trước đây, sẽ không có bất kỳ nỗ lực nào để hỗ trợ Nga về quân sự chống lại Ukraine.
Những thất bại của Nga một lần nữa thể hiện rõ sự dẫn đầu của Mỹ về thiết bị quân sự. Đến mức Trung Quốc cảm thấy buộc phải thể hiện năng lực của mình trong một cuộc tập trận quân sự lớn mô phỏng sự xâm chiếm Đài Loan.
Đó là thông điệp gửi tới Hoa Kỳ và các đồng minh của họ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng đồng thời cũng gửi tới Moscow, bởi vì mối quan hệ giữa hai quốc gia hiện đang được xác định lại, quyết định nằm ở phía Bắc Kinh.
Không thể loại trừ khả năng những người theo chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, những người hiện đang gây áp lực cho Chủ tịch Tập vì ông quá mềm mỏng trong chính sách đối ngoại và quá không thành công về chính sách kinh tế, sẽ lại có thể đề cập đến “các hiệp ước bất bình đẳng” như một chủ đề về các yêu sách chính trị.
Trung Quốc không muốn kéo dài các lệnh trừng phạt
Sự an ninh của Nga ở phía Đông tuy được bảo đảm vì có sự răn đe hạt nhân, nhưng trong bối cảnh vị thế quốc tế chủ yếu tập trung vào Trung Quốc, có thể có các cách tiếp cận đàm phán song phương về lãnh thổ ở phía đông của Nga. Hiện tại Trung Quốc có nhiều đòn bẩy trong tay.
Do đó, hiện nay có thể Trung Quốc muốn cuộc chiến ở Ukraine kéo dài. Sau cú sốc ban đầu về việc Nga không thể chiếm gọn Ukraine, giờ đây người ta có thể nhận ra rằng điều đó có thể có lợi nếu các lực lượng Nga bị chôn chân và vùi dập ở Ukraine. Điều này khiến biên giới phía đông của Nga ngày càng dễ bị tổn thương.
Mặt khác, Trung Quốc không quan tâm đến các lệnh trừng phạt đang diễn ra, điều mà các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đang chú ý. Chủ nghĩa dân tộc của chủ tịch Trung Quốc mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của xã hội Trung Quốc.
Nga không thể ngang tầm với Mỹ trong quan hệ thương mại sau 1991
Ít nhất thì đây là điểm chung của Trung Quốc và Nga, vì ở Nga cũng vậy, chủ nghĩa đế quốc của tổng thống mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của xã hội. Cách Ấn Độ ứng xử với Nga và Trung Quốc trong tương lai cũng sẽ rất quan trọng đối với Nga.
Mối quan hệ của Ấn Độ với Nga càng xa cách thì mối quan hệ bất đối xứng giữa Trung Quốc và Nga sẽ hạn chế khả năng hoạt động quốc tế của Moscow. Về phần mình Hoa Kỳ đã điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp với tình hình.
Những gì khởi đầu là tuyên bố xây dựng Nga như một cường quốc thống trị ở châu Âu và trở thành cường quốc thế giới thứ ba có thể sẽ kết thúc bằng sự phụ thuộc sâu rộng vào Trung Quốc. Nga không thể bình đẳng với Mỹ về thương mại sau năm 1991, giờ đây Nga không thể bình đẳng với Trung Quốc. Đất nước này đã rơi vào bẫy của sự phụ thuộc do các tham vọng và những đánh giá sai lầm.
Vì Nga không còn lựa chọn thay thế nào khác. Nga đã lâm vào tình trạng thất bại do các quyết định sai lầm thê thảm của Putin.
Khoảng cách về kinh tế giữa Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc đang tăng lên nhanh chóng
Sự xâm lấn của Nga ở Balkan, Trung Đông và Bắc Phi là một phần trong chính sách châu Âu của nước này và chỉ có thể được phân tích một cách chính xác trong bối cảnh này. Nhưng điều này vẫn mang tính chiến thuật trong quan hệ của Nga với EU. Nó được thiết kế để thúc đẩy chứ không phải hợp tác.
Nếu Nga muốn duy trì độc lập và có ảnh hưởng, lựa chọn duy nhất của họ là gia nhập với châu Âu, trên cơ sở hội nhập châu Âu.
Điều đó ngày nay có vẻ viển vông, và có thể Nga sẽ không bao giờ đi theo con đường này. Nhưng sau đó nó sẽ không độc lập cũng như không có ảnh hưởng bởi vì nó đã thiếu cơ sở kinh tế và công nghệ của riêng mình. Và khoảng cách về kinh tế và công nghệ với Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng.
Có nhiều khả năng giới tinh hoa ra quyết định ở Nga đã bị mê hoặc bởi sự tuyên truyền của chính mình và có sự đánh giá sai lệch về chiến lược. Nhìn thế giới một cách bất biến và nặng về lý tưởng, lại dựa vào thông tin một chiều nên đã đánh giá quá cao bản thân và có những tham vọng không thể đạt được./.
Về tác giả bài báo: Prof. Dr. Thomas Jäger là Chủ tịch Ban Chính trị Quốc tế và Chính sách Đối ngoại tại Đại học Cologne từ năm 1999. Nghiên cứu của ông tập trung vào các mối quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Mỹ và Đức.
Leave a Comment