Quảng Cáo

Chùa Ba Vàng có dấu hiệu quy tụ đám đông trái pháp luật?

Thích trúc thái minh tiếp đón ông lê Hồng Anh

Quảng Cáo

Phạm Lê Đoan (VNTB)

Trên thực tế thì tất cả mọi sinh hoạt tôn giáo, kể cả “tập hợp đám đông quần chúng” của riêng chùa Ba Vàng vẫn không vấp bất kỳ trở lực nào.

“Ly khai” Giáo hội?

Trả lời phỏng vấn báo điện tử Vietnamnet số phát hành trưa ngày 19-8-2022. Hoà thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Phân viện nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội cho biết: “Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam quy định, trước năm 1975 tất cả các chùa đều thuộc Giáo hội, sau năm 1975 thì cũng chỉ khuyến khích các chùa tham gia vào Giáo hội, gia nhập vào danh bạ của Giáo hội.

Tuy nhiên, việc không vào các tổ chức tôn giáo như của Ba Vàng thì rất hãn hữu, hàng nghìn chùa mới có một chùa như thế, ở Việt Nam rất ít”.

Như vậy thì hiện tại chùa Ba Vàng không chịu sự bất kỳ quản lý nào của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và thông tin đó cho thấy dường như nói cho đầy đủ hơn, thì có lẽ chùa Ba Vàng đã từng ‘dưới trướng’ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, và vì lẽ gì đó, trụ trì chùa này đã quyết định không tham gia vào Giáo hội nữa.

Chùa Ba Vàng từng chịu sự quản lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Truy lại tin tức năm 2019 cho biết, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức phiên họp bất thường ngày 29-3-2019, để giải quyết tình hình tại chùa Ba Vàng sau khi có kết luận của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngày 26-3-2019.

Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh ký thông báo số 41 về nội dung cuộc họp bất thường này, trong đó nêu Đại đức Thích Trúc Thái Minh và đại diện Tăng chúng chùa Ba Vàng đã thành tâm hành lễ sám hối trước Chư Tôn Đức Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.

Đại đức Thích Trúc Thái Minh phát nguyện hành lễ sám hối theo sự giáo giới của Thượng tọa Thích Thanh Quyết trong 49 ngày tại chùa Ba Vàng, cầu thỉnh sự giám sát và chứng minh của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, thỉnh nguyện sự cần cầu sám hối Đại tăng lên Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khi Chư Tôn Đức cho phép và gửi lời xin lỗi chân thành tới các cấp, các ngành, Tăng ni, Phật tử, tín đồ, nhân dân cả nước.

Sau hơn 2 tiếng họp bất thường, các thành viên cuộc họp đã bỏ phiếu và đi đến thống nhất đình chỉ tất cả chức vụ trong Giáo hội với Đại đức Thích Trúc Thái Minh. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng yêu cầu Đại đức Thích Trúc Thái Minh sám hối Đại tăng, giao Thượng tọa Thích Thanh Quyết làm thầy giáo giới.

Theo quy định của Phật giáo, sám hối Đại tăng là hình thức kỷ luật nặng, chỉ sau việc trục xuất tăng ni khỏi Giáo hội. Mỗi sáng, người sám hối phải quỳ trước nhiều chư tăng trong Giáo hội Phật giáo, lắng nghe những lỗi lầm đã gây ra để ăn năn.

Sau phiên họp bất thường ngày 29-3-2019, Thượng tọa Thích Thanh Quyết nói rằng, sự việc diễn ra tại Ba Vàng là tiếng chuông cảnh tỉnh tới toàn thể Tăng ni, Phật tử trong việc hoạt động Phật sự điều hành quản lý các cơ sở tự viện.

Thượng tọa đề nghị Tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng nhanh chóng ổn định tình hình tu tập; Tăng ni, Phật tử các cơ sở tự viện Phật giáo trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tích cực hoạt động Phật sự, tu học theo hướng Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và pháp luật Nhà nước, đồng thời “tỉnh giác trước các luận điệu xuyên tạc, khối đại đoàn kết toàn dân, phá hoại Phật pháp, lợi dụng tình hình để phục vụ lợi ích không chính đáng”.

Chùa Ba Vàng được phép “tập hợp quần chúng”?

Nếu những phát ngôn công khai ở trên của Thượng tọa Thích Thanh Quyết là đúng, và trả lời báo Vietnamnet của Hoà thượng Thích Gia Quang cũng không sai, cho thấy rất có thể sau 49 ngày sám hối, vị trụ trì chùa Ba Vàng đã nhận ra nếu chùa được “độc lập”, không chịu sự quản lý nào về tổ chức hội, đoàn thì sẽ không có việc ông phải “quỳ gối” trước bất kỳ ai cùng sắc màu áo cà sa.

Vấn đề đặt ra, “việc không vào các tổ chức tôn giáo như của Ba Vàng thì rất hãn hữu, hàng nghìn chùa mới có một chùa như thế, ở Việt Nam rất ít” như nhận xét của Hòa thượng Thích Gia Quang, cho thấy về nguyên tắc lâu nay của ngành công an, rằng khi chưa có luật về quyền lập hội, chùa Ba Vàng không đủ căn cứ pháp lý cho tổ chức quy tụ đám đông quần chúng được phân chia cụ thể lứa tuổi, dưới các tên gọi như Câu lạc bộ Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa; Câu lạc bộ Tuổi trẻ Ba Vàng; Câu lạc bộ La Hầu La; Đạo tràng Phật Tử Xa Xứ chùa Ba Vàng.

Trên thực tế thì tất cả mọi sinh hoạt tôn giáo, kể cả “tập hợp đám đông quần chúng” thành các hội, đoàn của riêng chùa Ba Vàng vẫn diễn ra suôn sẻ mà không vấp bất kỳ trở lực nào.

So với các chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lâu nay vẫn được nhà chức trách xem là “ngoài vòng pháp luật”, thì ưu ái với chùa Ba Vàng cho thấy không chỉ khó hiểu, mà còn nằm trong nghi vấn về “sân sau” trong “tập hợp quần chúng” của nhóm lợi ích chính trị nào đó ở nội bộ chốn cung đình đảng cộng sản Việt Nam./.

Tham khảo:

https://vietnamnet.vn/giao-hoi-phat-giao-cung-duong-o…

https://chuabavang.com/

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux