Quảng Cáo

Việt Nam cần làm gì để giảm thiểu và chống lại nạn buôn người?

Quảng Cáo

Quang Nguyên – (VNTB) – Nạn Buôn Người đang lan rộng ở Việt Nam, ngày càng làm thành vết nhơ khó tẩy rửa cho bộ mặt chính quyền.

Trang web Anti-Slavery International báo cáo năm 2019 cho thấy người Việt đứng thứ ba về nạn nhân buôn người ở Anh Quốc. Riêng trong năm 2021, Bộ Nội vụ (Home Office) cho biết có gần 1.000 trường hợp công dân Việt, trong đó 64% là người lớn, số còn lại là trẻ em. Trang này viết thêm “Điều cần nhớ là, đây chỉ là con số cho những người đã được nhận dạng, đã được cảnh sát và Bộ Nội vụ biết, còn quy mô thật sự lớn hơn nhiều.” Cảnh sát Anh không thể biết được có bao nhiêu nạn nhân buôn người Việt Nam hiện đang bị cầm giữ trong tay bọn buôn người, sống trong tình trạng nô lệ kiểu mới – modern slaveryĐây là thực trạng đau xót.

Vô số người Việt tại Anh hay tại quốc gia khác đã nhập biên lậu theo các đường dây của bọn buôn người. Nếu bị trôi vào vòng xoáy của đường dây buôn người, họ vô tình hay cố ý hay không dám, và có lẽ cũng không biết sao để thoát khỏi hoàn cảnh sống tệ hại. Họ có thể lần lượt bị dụ dỗ thay đổi việc làm hay di chuyển qua những quốc gia khác, kéo dài kiếp nô lệ tân thời. Từ quốc gia này chuyển qua quốc gia khác, họ càng dễ bị lâm vào tình trạng buôn người.

Bà Vương Diệp làm việc cho Tổ Chức Liên Kết Thái Bình Dương, Pacific Links Foundation, nói, “Người dân Việt Nam tin rằng nếu làm việc chăm chỉ, họ sẽ có cuộc sống tốt hơn. “Cái [suy nghĩ lắc léo, tối tăm] này là nguyên nhân khiến rất nhiều người liều lĩnh. Rất nhiều người đã gặp phải những thông tin không chính xác, rất nhiều người bị lừa và cuối cùng phải gánh chịu những rủi ro không đáng có”.

Ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng vậy. Không nơi nào cảnh sát có thể biết rõ số lượng người lâm vào tình trạng nô lệ tân thời. Họa chăng chỉ có thân nhân của những người này biết về tình trạng mỗi người trong gia đình họ.

Gia đình của những người ra khỏi nước thường xuyên trao đổi về công việc làm ăn với thân nhân qua các phương tiện truyền thông như điện thoại thông minh. Trừ phi chính  họ hay thân nhân họ cố ý chấp nhận những công việc nguy hiểm như nô lệ hiện đại, nếu không, họ có thể báo cáo với chính phủ Việt Nam hay chính phủ các nước, các cơ quan nhân quyền bênh vực cho nạn nhân buôn người biết về tên nạn nhân, địa chỉ, tình trạng làm việc và xin giúp đỡ, giải thoát. Nếu làm được như thế, và chỉ cần đơn giản như thế, họ có thể tránh được những thảm kịch không thể lường trước cho chính bản thân hay thân nhân của họ. Có điều khi họ tìm đến sự hỗ trợ của bên ngoài, chính phủ Việt Nam không nên ghép tội họ liên hệ với nước ngoài hay tổ chức phản động.

Về “4 người Việt nghi bị chết cháy ở Anh”, báo  Thanh Niên số ra ngày  15/08/2022,  viết,  chị Trần Thị Huy (28 tuổi, ngụ xã Diễn Kỷ, H.Diễn Châu, Nghệ An) chìm trong tuyệt vọng khi hay tin chồng chị là anh Nguyễn Văn Ước (31 tuổi), được thông báo là một trong số 4 nạn nhân người Việt tử vong trong khu nhà Bismarck House Mill ở thị trấn Oldham, Manchester, (Vương quốc Anh). Một người xưng là cảnh sát vùng Manchester (Anh) đã gọi điện thông tin cho chị Huy vào ngày 13.8. Người này thông báo tin buồn dựa trên phân tích dấu vân tay từ một phần thi thể được thu thập từ hiện trường trùng khớp với dấu vân tay trên giấy tờ tùy thân của anh Ước.

Chồng của chị Huy là  “anh Ước đã chia tay người thân sang Nga để lao động. Chị Huy nhận được điện thoại của chồng lần cuối là đêm 6.5. Anh Ước nói đang làm trong một khu nhà ở thị trấn Oldham [Anh]. 6 năm qua, thu nhập của chồng chị không ổn định, tiền gửi về cũng thất thường, có thời gian thất nghiệp”. Cảm nhận được sức khỏe của chồng có phần sa sút, chị Huy hỏi thì anh Ước nói công việc vất vả, ít khi được ra ngoài.”(1)

Những người như anh Ước hay vợ của anh có thể không ý thức được chồng mình đang trong tình trạng bị buôn người, tình trạng bị làm nô lệ hiện đại. Cũng như hàng trăm ngàn người lao động Việt Nam khác ở trong và ngoài nước, họ không biết mình hay thân nhân bị lợi dụng sức lao động. Những người trong chính phủ Việt Nam có liên quan, trách nhiệm lo lắng cho công dân mình, phớt lờ số phận của người dân, phần lớn vì họ nằm trong mạng lưới tham nhũng là những công ty dịch vụ buôn người, tiếp tay bóc lột sức lao động của công nhân, họ không tìm hiểu thông tin về những người môi giới này lại còn đem con bỏ chợ.

Hiếm có trường hợp nào như nghi con gái bị lừa bán sang Myanmar, một người mẹ ở Quảng Trị đã có đơn cầu cứu nhiều nơi, và cuối cùng thì chính quyền Việt Nam cũng phải ra tay giúp đỡ. Theo đơn trình báo của người mẹ ngày 24-7-2020, con gái bà tên Th rời Quảng Trị đi TP HCM gặp người môi giới để ra nước ngoài làm việc. Ngày 29-11-2020, một tài khoản facebook tên N.T.M thông báo với gia đình là Th. đã bị lừa bán sang Myanmar và làm vợ một người đàn ông nước này.(2) 

Tổ Chức Lao Động Quốc Tế cho biết Việt Nam là một trong những nước “nguồn cung cấp chính” nạn nhân buôn người. Phụ nữ và trẻ em gái bị buôn bán để lao động, trở thành cô dâu, hoặc làm nô lệ tình dục. Nam giới cũng thường xuyên bị mua bán để lao động. Rất nhiều thiếu nữ bị bắt cóc, dụ dỗ, lừa sang Trung Quốc làm dâu. Hầu hết họ là những người có trình độ học hành thấp, dễ bị dụ dỗ, lừa gạt. Nếu gia đình, cộng đồng, các nhóm thiện nguyện lập thành các nhóm liên kết thông tin cho nhau, cho chính quyền, số phận hàng trăm người sẽ khác.

Công an Việt Nam có lẽ không biết nhiều  đến những trường hợp như trên, hoặc nếu có biết, phần nhiều cũng lợi dụng các trường hợp này để tìm cách thủ lợi. Không có sự giúp đỡ của người dùng mạng xã hội, người mẹ kể trên không thể cứu được con mình.

Nạn Buôn Người đang lan rộng ở Việt Nam, ngày càng làm thành vết nhơ khó tẩy rửa cho bộ mặt chính quyền. Việt Nam khó tránh khỏi bị xếp hạng 3 tệ hại, làm ảnh hưởng đến kinh tế – chính trị.

Muốn giảm thiểu và đi đến chấm dứt nạn buôn người, người dân cần liên kết với nhau, và chính quyền cần hỗ trợ tích cực người lao động, người có thân nhân đi lao động, kể cả trong, ngoài nước và các nhóm liên kết, giúp các nhóm liên kết học tập cách tìm hiểu thông tin liên quan đến thân nhân mình, dễ dàng liên lạc với thân nhân, làm báo cáo với chính quyền, với các nước có liên quan đến người lao động, bị lừa gạt, bắt cóc. Giúp cá nhân hay nhóm liên kết góp phần phòng chống, tố giác các nhóm tội phạm có tổ chức, giúp công dân nâng cao năng lực, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

______________

Ghi chú:

(1)https://thanhnien.vn/4-nguoi-viet-nghi-bi-chet-chay-o-anh-vo-tuyet-vong-khi-canh-sat-anh-goi-bao-trung-van-tay-post1488446.html?io_utm_social=fanpage&fbclid=IwAR3bwdrM_FNmQNlVs0ZzFsS3vdXVCWAVjHbnmGo1-m8fagu8vHm9t6-suxM

(2) https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/bo-ngoai-giao-noi-ve-nghi-van-co-gai-bi-lua-ban-sang-myanmar-c51a1217693.html

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux