Hơn một thế kỷ trước, trong phần đầu của cuốn sách Việt Nam Sử Lược (một cuốn sách người Việt nên đọc), Trần Trọng Kim đã nhận xét về người Việt: Cần cù, chịu khó, học hỏi nhanh, thông minh nhưng thường học không đến nơi đến chốn, thích sĩ diện, lươn lẹo, ưa cờ bạc… Những ai chưa đọc cuốn sách này thì nên đọc.
Đây cũng là điều mà Phan Chu Trinh đã nhìn thấy, đã dấn thân để khắc phục… Dù chưa thành công, nhưng những điều ông nói đến hôm nay vẫn còn có giá trị.
Hắn có được chút kinh nghiệm để nhận xét trên thực tế về người Việt tại Mỹ.
Đa số người Việt cần cù, chịu khó làm lụng.
Đa số những người Việt đến Mỹ chưa đến 10 năm đều mua được nhà, dù họ đến đây với hai bàn tay trắng. Những người chưa mua được nhà là do dính vào cờ bạc. Điều này đúng cho vùng tiểu bang Washington hắn đang ở. Cờ bạc ở đây gần như tự do mà, vào đó còn được ăn uống miễn phí, đồ ăn ngon nhứt nách.
Những người Việt ở Mỹ vẫn thích tụm năm, tụm ba để nhậu nhẹt như kiểu ở Việt Nam thường khó hội nhập vào xã hội Mỹ hơn.
Nhiều người Việt thường làm việc một cách thiếu trách nhiệm nếu không có sự giám sát. Điều này rất dễ kiểm chứng. Tại các khu chợ người Việt, xe mua hàng được bỏ lung tung trên bãi đậu xe, ngoài bãi cỏ, theo kiểu tiện đâu vứt đó, có ai thấy đâu. Có rất nhiều người sau khi chất hàng vào xe không đưa xe mua hàng để vào chỗ đã được chuẩn bị sẵn. Nhiều người Việt sống ở Mỹ xem ra cũng không khác mấy Việt Cộng bên nhà!
CÒN ĐÂY LÀ MƯỜI ĐẶC ĐIỂM VÀ NHÂN CÁCH CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Đây là kết quả nghiên cứu được giới thiệu là của Viện nghiên cứu xã hội Mỹ (American Institute of Social Research)
Hắn đã tìm trên trang web của American Institute of Social Research nhưng chưa thấy được báo cáo của nghiên cứu này. Nhưng các nhận xét của nó khá đúng với người Việt.
Tuy nhiên, các trang khác thì đưa khá nhiều về 10 điều khái quát này và nhiều điều khác. Một trong hai trang tương đối chất lượng, có đầy đủ, hắn dẫn link ở cuối post.
“1/. Cần cù lao động song dễ thỏa mãn (nên tâm lý hưởng thụ còn nặng.)
2/. Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động.
3/. Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm).
4/. Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận.
5/. Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học “đến đầu đến đuôi” nên kiến thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam mê).
6/. Xởi lởi, chiều khách, song không bền.
7/. Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn đời).
8 /. Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh, trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất ít xuất hiện.
9/. Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu thắng vì những lý do tự ái, lặt vặt, đánh mất đại cục.
10/. Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).”
Leave a Comment