Phải khen cụ già cư sĩ Lê Tùng Vân khi đặt tên cái am của cụ là Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ.
Rất tiếc là quan toà không phân biệt được tu sĩ xuất gia và tu sĩ tại gia, không phân biệt được giáo hội Phật giáo và đạo Phật. Riêng tại VN không phải tất cả những người tin Phật, tức tin đạo Phật, đều thuộc giáo hội Phật giáo Việt Nam (được nhà nước công nhận), tin Phật còn có những người theo đạo Cao Đài, đạo Phật giáo Hoà Hảo, đạo Phật giáo Ấn Quang của thầy Thích Quảng Độ, đạo tu tại gia (cư sĩ)… Vì:
“ Tu đâu cho bằng tu nhà
Thờ cha kính mẹ cũng là đi tu”…
Cho nên Phật và đạo của Phật không phải là sở hữu độc quyền của bất cứ giáo hội Phật giáo nào.
Nhưng hôm nay cuối tuần, NR không đề cập chuyện thị phi… Chỉ đề cập đến sự lãng mạn bên bờ Vũ trụ.
Theo nhà vật lý thiên văn nổi tiếng của vương quốc Anh, Ông Newton, thì vũ trụ vô tận, không có bờ. Có lẽ cái am của cụ Lê Tùng Vân không thuộc vũ trụ của Newton, không có bờ để làm am.
Vũ trụ của khoa học gia Einstein là vũ trụ có giới hạn, là đường cong lồi của phương trình không gian, nên chắc thiền am bên bờ Vũ trụ của cư sĩ Lê Tùng Vân ở trên đường cong lồi này, một bờ Vũ trụ lãng mạn chơi vơi mà những kẻ phàm phu tục tử khó lòng hiểu thấu…
Song ngày nay, từ phát kiến của khoa học gia linh mục Georgia Lemaitre, các nhà khoa học đã nhất trí cho rằng vũ trụ được thành lập từ vụ nổ lớn cách đây hơn 13 tỷ năm, được gọi là vụ nổ Big Bang, và hiện tại vũ trụ vẫn đang tiếp tục dãn nở…Như vậy, rất có thể, thiền am của cụ Lê Tùng Vân bên bờ vũ trụ đang được hiệu ứng dãn nở Big bang đưa xa vào vô vi, một vũ trụ bay bỗng mông mênh…
Dưới hình minh họa (h1) được cho là tấm hình chụp một thiên hà cách xa trái đất hàng ngàn năm ánh sáng từ một viễn vọng kính lớn nhất thế giới. Đây là tấm hình chụp đầu tiên của viễn vọng kính này. Nếu không có viễn vọng kính này ta khó có thể nhìn thấy thiên hà này, và nếu may mắn nhìn thấy thì chỉ là một chấm sáng nhỏ mờ ảo trên bầu trời cao bao la chứ không phải hàng ngàn tinh tú lung linh… nhưng điều đáng nói là hình ảnh thiên hà từ bức ảnh chụp tuần rồi không phải là hình ảnh thiên hà hôm nay, mà là hình ảnh thiên hà của hàng ngàn năm trước, vì thiên hà này cách trái đất hàng ngàn năm ánh sáng. Cho nên, nếu hàng ngàn năm sau, ở một thiên thể nào đó cách trái đất hàng ngàn năm ánh sáng, người ngoài hành tinh ở đó chụp được thiền am bên bờ Vũ trụ, thì không phải chụp hình ngàn năm sau mà chụp hình hôm nay nhưng ngàn năm sau hình mới đến được vị trí của người chụp ngoài hành tinh, và khi ấy thiền am có thể đã biến thành lỗ đen.
Lỗ đen (h2), được cho là từ một ngôi sao hay một thiên hà nào đó già chết, tức đã cháy hết năng lượng, tối đen, nhưng có trường hấp dẫn rất mạnh, hút các thiên thể khác nếu đi gần… Nói cách khác, thiên thể nào đi vào trường hấp dẫn của lỗ đen sẽ bị lỗ đen hút mất hút.
Biết đâu thiền am bên bờ Vũ Trụ là một ngôi sao già chết… Có thể biến thành lỗ đen, khiến bất cứ ai để lợi ích nhóm tác động, xử lý thiếu minh bạch, không thuyết phục, có thể bị nghiệp quật chơi vơi bên bờ vũ trụ./.