Thuở còn bạch áo thư sinh, bài học sử dạy rằng, đế quốc Nguyên Mông mượn đường ngang qua nước ta để xâm lăng các nước Đông Nam Á…, dạy rằng đó chỉ là cái cớ để chúng cướp nước ta nếu vua quan nhà Trần nhẹ dạ cả tin cho mượn… Nhưng nếu nhà Trần không cho chúng mượn, chúng cũng sẽ lấy việc không cho mượn làm cớ để đánh chiếm nước ta, một âm mưu “nhất cử lưỡng tiện”. Nghĩa là dù nhà Trần có cho hay không cho mượn đường thì nước ta cũng trở thành con mồi cho chúng đánh chiếm. Nhà Trần đã chọn sách lược không cho mượn để chủ động đánh trả ngay khi giặc tấn công từ biên ải. Nếu cho giặc mượn đường, giặc vào trong nước bất ngờ tấn công thì hết đỡ…
Lịch sử đã cho thấy, đối với kẻ thù phương Bắc, dù ta có quan hệ hữu nghị hay không hữu nghị, có ký kết hay không ký kết bất cứ hiệp ước hợp tác gì… đều như nhau, đều không thể ngăn được tham vọng xâm lăng mỗi khi chúng nổi máu ngông cuồng bành trướng. Việc chúng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa, xâm lăng một phần quần đảo Trường Sa và đang tiếp tục kiếm chuyện xâm lăng phần biển đảo còn lại, là một trong những ví dụ minh họa không gì rõ ràng hơn.
Để những ai còn ngô nghê cả tin vào sự tử tế, cả tin vào sự tín nghĩa của tình hữu nghị với bọn bành trướng phương Bắc, sẽ hiểu rõ sự thật, dù ta có áp dụng chính sách quốc phòng mấy không, có xử sự mềm mỏng “dĩ bất biến ứng vạn biến” đến đâu, có hữu nghị hợp tác mặn nồng đến mấy, có khôn khéo ngoại giao với Mỹ và các nước lớn làm đối trọng ra sao v.v… thì cũng không thể ngăn được tham vọng muốn đánh chiếm hết biển đảo của ta chiếu theo bản đồ hình lưỡi bò tự phịa của chúng. Chúng chưa đánh chiếm không phải nhờ ta khôn khéo, hữu nghị… mà chỉ là do chúng chưa đủ điều kiện, chưa có thời cơ.
Bài học chưa xa, sau năm 1975, bọn bá quyền phương Bắc cấu kết với Polpot Campuchia uy hiếp biên giới Tây Nam của VN nhằm bao vây cô lập để gặm nhấm dần dần VN, VN đã xuất sắc phá vỡ kế sách nham hiểm ấy bằng cách tấn công loại bỏ Polpot và đồng bọn.
Nói tóm lại, việc không cho kẻ thù phương Bắc mượn đường, không chỉ là mượn con đường quân sự như thời nhà Trần, mà ngay cả những con đường chính trị, kinh tế, thương mại, ngoại giao đều phải cân nhắc và hạn chế tối đa, đặc biệt con đường tơ lụa (BRI) cần phải tránh xa để tránh hậu họa khó lường, Bởi TC và Nga là hai quốc gia từ xa xưa đến nay luôn tìm cách mở rộng lãnh thổ, tham vọng đen tối ấy chưa bao giờ dừng./.
Leave a Comment