Ngày 1/1, bài viết “Thể thao Việt Nam 2022: Chờ cú hích từ SEA Games 31” trên báo Lao Động có nói rằng “Nhiều năm qua, SEA Games vẫn bị gắn mác “ao làng” khi quốc gia nào tổ chức sẽ đưa môn thể thao địa phương, thế mạnh vào vơ vét huy chương. Nhưng SEA Games 31 ở Việt Nam có thể sẽ là một cuộc cách mạng.”
Được biết, vào tháng 10/2021, bộ trưởng thể thao các nước ASEAN đã nhóm họp và đưa ra cam kết sẽ hỗ trợ và đưa nhiều hơn các môn thể thao trong chương trình thi đấu của Olympic, ASIAD vào SEA Games. Mục tiêu cuối cùng là lựa chọn các môn thể thao tại SEA Games phù hợp gần nhất với các môn thể thao của ASIAD và Olympic.
Đây là thông điệp vì thể thao khu vực, vì một thái độ fairplay trong thể thao. Chính quyền CS Việt Nam đã gật đầu đồng ý nhưng liệu rằng, họ có thực hiện hay không lại là chuyện khác. Chuyện háo danh, sống chết vì bệnh thành tích trong nhà nước CS là chuyện thường, không ai xa lạ gì. Liệu rằng, lần này ĐCS có làm như đã cam kết hay không?
Muốn biết sức mạnh thể thao Việt Nam như thế nào so với các nước khu vực ASEAN thì xem kết quả ở ASIAD gần đây thì ắt biết:
Ở ASIAD 17 tổ chức tại Incheon Hàn Quốc, kết quả: Thái Lan cao nhất với vị trí thứ 6, kế đến là Malaysia với vị trí 14, Singapore 15, Indonesia 17, Myanmar 20 và Việt Nam ở vị trí 21;
Ở ASIAD 18 tổ chức tại Indonesia, kết quả: Indonesia cao nhất với vị trí thứ tư, kế đến là Thái Lan với vị trí 12, Malaysia vị trí 14 và Việt Nam vị trí 16.
Có thể nói, ở Đông Nam Á, thể thao Thái Lan là mạnh nhất, kế đến là Malaysia. Còn lại Indonesia, Singapore, Myanmar và Việt Nam là tương đương nhau. Ấy vậy mà ở SEAGAMES 31 (Việt Nam là nước nhủ nhà) thì Việt Nam đã đoạt đến 107 huy chương vàng bỏ xa quốc gia xếp thứ nhì Thái Lan chỉ với 47 huy chương vàng (tính đến 13 giờ ngày 18/5). Điều này chứng tỏ, Việt Nam phớt lờ thỏa thuận mà chính Việt Nam đã gật đầu đồng ý trong cuộc họp với các Bộ trưởng Thể thao các nước ASEAN.
Việc chủ nhà áp các môn thể thao địa phương, thế mạnh vào vơ vét huy chương là hành động quen thuộc của các nước chủ nhà từ trước tới nay thì ai cũng biết và cả ASEAN biết điều đó. Chính vì thế ở SEAGAMES 31 lần này họ đã có ý muốn loại bỏ nó. Thỏa thuận là vậy rồi nhưng Việt Nam vẫn phớt lờ. Vì bệnh háo danh mà tự chà đạp danh dự quốc gia. Là người Việt Nam, tôi cảm thấy nhục nhã khi Nhà nước CS Việt Nam chỉ đạo Ban Tổ chức SEAGAMES hành động như thế.
Sự thật rành rành như thế nhưng ngày 12/5, trên trang Báo Điện Tử Chính Phủ có lời chống chế rằng “SEA Games 31 phải là cuộc chơi vô tư, sòng phẳng, trung thực, Việt Nam sẽ không dùng “kỹ thuật, kỹ xảo” để lấy huy chương bằng mọi giá”. Việc gian xảo ở tổ trọng tài có hay không tôi không biết, tuy nhiên hành động gian trá ở ban tổ chức SEAGAMES là quá rõ. Họ đã áp các môn địa phương thuộc lợi thế nước chủ nhà để vét huy chương. Thậm chí vét rất đậm. Thực sự, lời thanh minh của Chính phủ CS Việt Nam là một lời nói của kẻ vô liêm sỉ. Làm bất chấp những gì đã cam kết rồi sau đó phủ nhận.
Ngày 8/11/2021, chung kết nội dung 1.500m chạy vượt chướng ngại vật cho lứa tuổi U16 khu vực Catalonia thuộc Tây Ban Nha. Khi thấy Nil García – đối thủ cạnh tranh huy chương bạc với Hamza Zeroual đã vấp rào té ngã nhưng Hamza Zeroual không tận dụng cơ hội vượt lên mà dừng lại để đỡ đối thủ dậy và nhường vị trí thứ hai cho đối thủ. Trong trường hợp này Hamza Zeroual đã chọn tinh thần fairlay thay vì giành chiến thắng bằng mọi giá. Chiến thắng trong lúc đối thủ bị rủi ro đã không vẻ vang gì, nếu chiến thắng mà gắn với trò bỉ ổi, sự vô sỉ thì mang lại nhục nhã hơn là vinh quang.
Thế giới văn minh đang tiến về phía văn minh, trong khi đó ĐCS lại cặm cụi ngụp lặn trong trong cái đầm lầy háo danh, bỉ ổi và toan tính thấp hèn. Phải chăng chính quyền CS cần một thiếu niên 16 tuổi như Hamza Zeroual dạy cho sự cao thượng và lòng trung thực?!
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://laodong.vn/…/the-thao-viet-nam-2022-cho-cu-hich…
https://www.24h.com.vn/…/bang-xep-hang-huy-chuong-asiad…
Leave a Comment