Nga bán tăng T-90S cho Việt Nam với giá lên đến 6,25 triệu USD/chiếc, cao nhất trong các đối tác mà Nga bán vũ khí. Được biết, cũng loại T-90S, Nga đó bán cho Iraq chỉ với giá 5,4 triệu USD/chiếc. Giá bán cho Việt Nam cao hơn 16% so với bán cho Iraq. Cùng bỏ ra 400 triệu đô la nhưng Iraq mua được 73 chiếc còn Việt Nam thì chỉ mua được 64 chiếc. Nghĩa là hợp đồng 400 triệu USD, quan chức CS Việt Nam nuốt nhiều hơn quan chức chính quyền Iraq là 9 chiếc tăng.
Nếu lấy giá mua tăng của Việt Nam so với giá mua của Ai cập và Algeria thì chênh lệch càng kinh khủng hơn. Giá của 2 quốc gia châu phi này mua chỉ 5 triệu USD/chiếc. Như vậy, giá mà Bộ Quốc phòng CS Việt Nam mua cao hơn giá của 2 quốc gia châu phi này lên đến 25%. Nguyên nhân là do đâu?
Có phải Nga cố tình bán mắc cho Việt Nam hay không? Không hề! Giá chào bán trên thị trường quốc tế là như nhau, tuy nhiên giá mua lại cao thấp khác nhau là do bên mua yêu cầu. Có thể đoán định là giá mỗi chiếc T-90S tầm dưới 5 triệu USD/chiếc nhưng Bộ Quốc Phòng Việt Nam muốn mua với giá 6,25 triệu USD/chiếc. Nghe có vẻ rất phi lý? Tại sao bên mua lại không muốn mua giá rẻ mà lại muốn trả với giá cao hơn? Thực ra điều này không phải phi lý nếu hiểu đúng bản chất của ĐCS Việt Nam.
Để hiểu vấn đề thì tôi xin khơi lại chuyện cũ, chuyện Hoa Kỳ từ chối bán vũ khí sát thương cho Bộ Quốc phòng Việt Nam mặc dù trước đó Tổng thống Obama đã xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam. Sự việc là thế này:
Vào tháng 7/2017, hãng tin tình báo quốc phòng của Anh- Shephard Media tiết lộ rằng, các quan chức chính phủ Việt Nam yêu cầu các đối tác của Mỹ trả 25% hoa hồng cho các thương vụ mua bán vũ khí. Nghĩa là bên Mỹ phải nâng giá bán rồi sau đó thối tiền lại cho quan chức Việt Nam. Ví dụ lô vũ khí ấy trị giá 750 điệu USD nhưng phía Việt Nam yêu cầu phía Mỹ ghi vào hợp đồng là 1 tỷ USD rồi sau đó chuyển lại cho quan chức CS Việt Nam 250 triệu USD để họ đút túi riêng. Tuy nhiên, phía Mỹ đã từ chối vì họ không muốn tiếp tay cho tham nhũng.
Với Mỹ thì họ không chấp nhận thói làm ăn gian lận của phía Việt Nam mặc dù phía Mỹ không thiệt thòi gì. Tuy nhiên phía Nga thì khác, Nga sẵn sàng ghi vào hợp đồng bất cứ giá nào, miễn sao Nga bán được hàng. Vì thế nên mới có chuyện giá T-90S của Việt Nam cao hơn giá mà các quốc gia khác mua. Các quốc gia như Iraq, Ai Cập, Algeria cũng là các quốc gia tham nhũng, tuy nhiên họ không ăn dày như quan chức CS Việt Nam nên giá mua (trên hợp đồng) của họ thấp hơn.
Ngày nay khi mà Nga đưa dòng tăng T-90 ra tham chiến tại chiến trường Ucraina thì lập tức bị tên lửa Javelin của Mỹ bắn cháy thành sắt vụn. Giá của Javelin chỉ là 221 ngàn USD nhưng thổi bay chiếc tăng trị giá đến 5 triệu USD. Từ đó mới thấy, vũ khí của Mỹ lợi hại như thế nào. Tại chiến trường Ucraina, vũ khí Mỹ chỉ mới góp mặt rất hạn chế nhưng nó đã cho thấy tính ưu việt trước vũ khí Nga như thế nào. Qua đây mới thấy, quan chức CS không đặt vận mệnh quốc gia lên trên túi tham cá nhân là mối nguy khôn lường cho sự an nguy đất nước.
Trong tình thế Tàu kiểm soát cả nguồn cung cấp vũ khí cho Việt Nam thì việc Bộ Quốc Phòng Việt Nam chuyển sang mua vũ khí Mỹ là cách hay nhất để đưa sức mạnh quân sự Việt Nam trỗi dậy. Tuy nhiên, vì bản chất tham của quan chức CS đã phá hỏng tất cả.
Năm 2016, Putin tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Điều này càng củng cố bằng chứng vững chắc rằng, Nga luôn ủng hộ Trung Quốc chứ không bao giờ ủng hộ Việt Nam. Trung Quốc là bạn hàng lớn của Nga về buôn bán vũ khí lẫn thương mại song phương thì không dại gì Nga ngã về Việt Nam làm phật lòng Bắc Kinh. Chính vì vậy Việt Nam ôm chân Nga là “tự sát”. Trung Quốc đang nhìn Nga xâm lược Ucraina mà tính bài toán với Việt Nam, tuy nhiên, quan chức CS thì không tính bài toán cho đất nước mà tính bài toán làm sao lấp đầy túi tham của nó. Còn CS, đất nước còn đối mặt với nguy hiểm từ Phương Bắc./.
-Đỗ Ngà-
https://soha.vn/tiet-lo-bang-gia-xe-tang-thiet-giap-the…
https://www.voatiengviet.com/…/quan-chuc…/3961735.html
https://vi.wikipedia.org/wiki/FGM-148_Javelin…
Leave a Comment