Quảng Cáo

Hạng bét cho thị trường tài chính Việt Nam và sự cải cách nửa vời

Quảng Cáo

Đỗ Ngà

Nếu nói S&P, Moody’s và Fitch là 3 ông lớn trên thế giới chuyên xếp hạng mức tín nhiệm quốc gia thì ở khía cạnh thị trường tài chính cũng có những ông lớn chuyên xếp hạng mức tín nhiệm, đó là MSCI, FTSE Russell, và S&P Dow Jones.

Nếu nói quốc gia hoặc doanh nghiệp được xếp hạng mức tín nhiệm cao sẽ dễ dàng đi vay các nguồn vốn rẻ từ nước ngoài, thì việc thị trường tài chính nào được xếp ở thứ hạng cao sẽ được nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng rót vốn vào. Như vậy, vị trí được xếp hạng của thị trường tài chính sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế quốc gia đó.

Trên thế giới các thị trường tài chính được xếp hạng vào 3 nhóm chính, cao nhất là thị trường phát triển (Developed Market), tiếp đến là thị trường Mới nổi (Emerging Market) và thấp nhất là thị trường cận biên (Frontier Market).

Các tổ chức trong MSCI, FTSE Russell, và S&P Dow Jones có đánh giá xếp hạng thị trường định kỳ hàng năm. Mỗi tổ chức có một hệ thống tiêu chí đánh giá riêng nhưng đều tập trung vào các khía cạnh cơ bản như: mức độ phát triển của nền kinh tế, tính minh bạch, tính bền vững của thị trường tài chính, sự ổn định về chính trị, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận hành của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng lưu chuyển dòng vốn,…

Ở Đông Nam Á, chỉ có một mình Singapore là được xếp ở hạng thị trường phát triển (Developed Market). Nhóm giữa là các quốc gia Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines được xếp vào hạng thị trường mới nổi (Emerging Market). Còn lại Lào, Campuchia, Myanmar, Đông Timor và Việt Nam là ở hạng bét với hạng cận biên (Frontier Market).

Ở những quốc gia hạng bét, toàn là những quốc gia độc tài. Trừ Myanmar đang mất ổn định chính trị thì những quốc gia khác, tình hình chính trị khá ổn định. Đặc biệt thị trường tài chính Việt Nam có quy mô lớn chứ không nhỏ như Lào, Campuchia và Đông Timor nhưng tại sao vẫn bị xếp hạng bét? Nguyên nhân dễ thấy nhất là tính minh bạch và tính bền vững của thị trường tài chính Việt Nam hiện rất kém. Người ta ví, Việt Nam như là anh to xác nhưng tâm sinh lý chỉ là một đứa trẻ con nên mãi chơi chung với đám con nít nhỏ tuổi mà không thể nâng tầm chơi chung với nhóm trưởng thành như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines. Rất nhục nhã!

Thị trường tài chính bao gồm thị trường ngoại hối, thị trường vốn, thị trường tiền điện tử vv… Hiện nay, điểm yếu của thị trường tài chính Việt Nam nằm ngay ở thị trường vốn. Trong thị trường vốn có thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu đang chứa những ung nhọt nguy hiểm cho nền kinh tế và nhà nước CS Việt Nam đang tiến hành đại phẫu.

Việc đại phẫu thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán để nâng mức xếp hạng cho thị trường tài chính Việt Nam là chủ trương đúng, tuy nhiên, cách thực hiện thì không thực hiện tận gốc mà chỉ là những phần ngọn.

Việc bắt Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC, Đỗ Thành Nhân – Chủ tịch Louis Holdings, Đỗ Đức Nam -Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt được nhà nước CS cho rằng họ đang thanh lọc thị trường chứng khoán. Bắt Đỗ Anh Dũng – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh là thanh lọc thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây chỉ là chữa hậu quả chứ không phải chữa nguyên nhân. Nguyên nhân là nền tảng pháp lý, tính minh bạch và cách hành xử công tâm tôn trọng luật pháp của phía chính quyền. Nếu không có kẽ hở pháp lý, không có sự tiếp tay quan chức ngành chứng khoán thì làm sao những cá nhân kia có thể ra tay thao túng thị trường? Vậy nên, việc nâng tầm thị trường tài chính không chỉ bắt bớ các chủ doanh nghiệp mà chính quyền CS cần thực hiện nhiều chiến lược mang tính nền tảng hơn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan – hình Internet

Ngày 20/04, trả lời báo Giáo Dục, bà Phạm Chi Lan có nói “Cần làm rõ thế lực nào đứng sau sai phạm của Trịnh Văn Quyết, Đỗ Anh Dũng”. Ý bà Phạm Chi Lan là muốn nhà nước CS chỉnh đốn năng lực quản lý của chính quyền. Cần loại bỏ những người giúp đỡ những ông như Trịnh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng để làm sạch bộ máy. Tuy nhiên, chưa thấy quan chức nào bị khởi tố. Bộ máy cũ tạo điều kiện cho Trinh Văn Quyết và Đỗ Anh Dũng làm sai vẫn còn đó.

Tóm lại, để chấn chính thị trường chứng khoán, nhà nước CS cần làm 3 việc song song, đó là cắt bỏ những doanh nghiệp bẩn, cắt bỏ quan chức bẩn, và hoàn chỉnh nền tảng pháp lý. Tuy nhiên, hành động của chính phủ Việt Nam trong việc làm sao để lành mạnh hóa thị trường vốn chỉ dừng lại ở việc cắt bỏ một số chủ doanh nghiệp có hành vi thao túng. Thực hiện nửa vời./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://giaoduc.net.vn/…/can-lam-ro-the-luc-nao-dung…

Quảng Cáo
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux