Khi quần chúng ta làm văn hóa

- Quảng Cáo -

Chu Mộng Long

Bọn phong kiến, thực dân lấy người học vấn cao làm văn hoá, cho nên quần chúng ta mới trở thành vô văn hoá. Một thời, quần chúng ta bị mang ra sỉ nhục, nào bình dân, nào hạ lưu…

Để giải cái mặc cảm hạ lưu, cách mạng của giới bình dân thì phải để giới bình dân làm văn hoá. Văn hoá đọc sách nữa mới kêu! Đọc sách thì phải biết chữ. Biết chữ là đã chí thức hoá rồi, rất xang chọng.

Bọn trí thức tàn dư của chế độ cũ vẫn còn thói quen nhạo báng giới bình dân cách mạng, cho nên tha hồ đàm tiếu, mỉa mai khi nhìn thấy một câu khẩu hiệu mà chúng cho là sai chính tả: LỄ PHÁT ĐỘNG PHONG CHÀO ĐỌC SÁCH. Chính tả là cái gì vậy? Chẳng qua là cách viết mà bọn trí thức tàn dư của chế độ cũ để lại, sai bét mà chúng cứ cho là đúng.

- Quảng Cáo -

Chẳng phải các nhà Việt ngữ học cách mạng từng mở các cuộc hội thảo cải cách chữ viết rồi sao? Nhiều giáo sư đề xuất, một là phải lấy tiếng Hà Nội làm chuẩn âm, hai là phát âm thế nào thì viết theo thế ấy. Người Hà Nội nói “phong chào” mà viết là “phong trào” thì mới là viết bậy. Cũng như người Hà Nội nói “lem rán”, “thịt lướng”, mà viết là “nem rán”, “thịt nướng” thì chỉ có loại trí thức bị điếc. Không tin thì hỏi nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ?

Lỗi là trong các hội thảo về chuẩn âm và chính tả, ý kiến lấy tiếng Hà Nội làm chuẩn âm để cải cách chính tả chưa được thông qua. Chứ nếu đã thông qua thì bây giờ đố đứa thù địch, phản động nào dám nói câu khẩu hiệu trên là sai?

Chu Mộng Long

- Quảng Cáo -