Đảo nợ, trò ăn cướp tiền nhà đầu tư

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Nếu anh nợ ngân hàng 1 tỷ đồng, anh phải sợ ngân hàng. Nếu anh nợ ngân hàng 1.000 tỷ, ngân hàng phải sợ anh, vì nếu anh phá sản, ngân hàng sẽ mất tiền. Khi tiềm lực tài chính công ty yếu kém thì món nợ sẽ biến thành nợ xấu.

Công ty A nợ ngân hàng 1.000 tỷ và tình hình tài chính công ty rất bi đát thì tất nhiên, ngân hàng sẽ tìm cách gỡ cho công ty để rồi ngân hàng không phải mất trắng 1.000 tỷ ấy. Phương pháp là gì?

Dựa vào sự lỏng lẻo của luật pháp, ngân hàng sẽ bảo lãnh cho doanh nghiệp “3 không” A (tức không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán) phát hành 1.500 tỷ đồng tiền trái phiếu với lãi suất từ gấp rưỡi đến gấp đôi lãi suất ngân hàng cùng kỳ hạn để kích thích lòng tham nhà đầu tư.

- Quảng Cáo -

Ngân hàng dùng khoản trái phiếu đó bán ra công chúng để ăn hoa hồng, đồng thời sau khi bán được lượng trái phiếu 1.500 tỷ đồng đó, ngân hàng sẽ thu hồi khoản nợ 1.000 tỷ mà họ cho công ty A vay. Hiện tượng này người ta gọi là “đảo nợ”. Nghĩa là món nợ xấu ấy đáng lẽ ngân hàng phải gánh vì cho vay cẩu thả thì họ lại bắt tay với doanh nghiệp đẩy nó lại cho nhà đầu tư “nai vàng ngơ ngác” ôm hết. Việc đảo nợ này vẹn cả đôi đường, ngân hàng thì được thu hồi nợ còn doanh nghiệp thì có thêm ít vốn để hoạt động, chỉ có nhà đầu tư là ôm rủi ro.

Doanh nghiệp có vấn đề thì không bao giờ họ muốn minh bạch tài chính. Mà luật pháp lại để cho những doanh nghiệp thiếu minh bạch thuộc loại “3 không” phát hành trái phiếu ra thị trường rồi sau đó ra luật quy định nhà đầu tư rằng “Tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Nhà nước không đảm bảo việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu.” Thế thì khác nào đưa nhà đầu tư vào bẫy để giải cứu cho ngân hàng và doanh nghiệp? Đây là chủ ý của chính quyền CS.

Hiện nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang là cái bẫy cho nhà đầu tư. Quyền lực ngân hàng luôn mạnh hơn quyền lực nhà đầu tư nên họ sẵn sàng cùng với phía chính quyền tạo ra khung luật pháp đầy lỗ hổng để “đảo nợ” cứu ngân hàng. Hình thức liên minh tay ba kiểu Nhà nước – Ngân hàng – Doanh nghiệp như thế đã tạo nên bức tranh méo mó thị trường trái phiếu mà người thiệt chính là những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Để xóa bỏ tình trạng đảo nợ trong trò chơi này thì điều quan trọng là nhà nước CS phải làm gì? Đó là bắt hết những ai nhúng chàm từ phía nhà nước, ngân hàng và doanh nghiệp để chặt đứt rời 3 mắt xích này ra đồng thời thiết lập lại nền tảng pháp lý ngăn cản nó kết hợp lại chứ không thể chỉ đánh vào một mình doanh nghiệp. Đánh doanh nghiệp này thì doanh nghiệp khác trám vào liên kết tay ba và trục lợi tiếp. Nhà nước CS đang xử lý tiêu cực của thị trường trái phiếu từ ngọn. Vô dụng thôi./.

Đỗ Ngà

Tham khảo: Chú ý điểm b khoản 2 điều 8 trong nghị định. https://thuvienphapluat.vn/…/Nghi-dinh-153-2020-ND-CP…

- Quảng Cáo -