Quảng Cáo

Chiếm dụng nguồn vốn xã hội, kế hoạch bẩn của ĐCS

Quảng Cáo

Đỗ Ngà

Tỷ số M2/GDP là tỷ lệ cung tiền. Tỷ số này dùng để đo lượng cung tiền ở thời điểm hiện tại có chấp nhận được hay không. Tỷ lệ cung tiền lớn hơn 100% có nghĩa là lượng cung tiền lớn hơn tổng sản phẩm quốc hội GDP. Xét về chính sách tiền tệ thì đấy là việc Ngân hàng Nhà nước nới lỏng quá mức tạo ra nguy cơ lạm phát.

Theo TS Phạm Thế Anh, trường Đại học Kinh tế quốc dân thì tỷ lệ M2/GDP của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng cao từ 146% năm 2016 lên 153% năm 2017, 157% năm 2018, gần 165% năm 2019 và 180% năm 2020. Tỷ lệ này ở Việt Nam là thuộc loại cao bậc nhất châu Á. Theo lý mà nói thì tỷ lệ cung tiền như vậy thì thế nào giá cả các mặt hàng phổ thông tăng phi mã, nhưng tại sao giá cả hàng hóa tiêu dùng của Việt Nam vẫn không tăng quá mức làm náo loạn thị trường?

Nếu tỷ lệ cung tiền như vậy, ở thập niên 90 là lạm phát cao chót vót khó kìm. Tuy nhiên với ngày nay thì khác, tiền bơm nó có một “cái bể” để chảy vào thay vì chảy tràn lan làm mất giá mọi mặt hàng. Khoảng chừng 2 tập kỷ qua, tiền được bơm thường chảy vào “cái bể” chứng khoán và bất động sản. Chính tiền được tích vào đây quá nhiều nên giá bất động sản tăng cao chóng mặt, và bây giờ nó vượt rất xa tầm với của người dân trung lưu. Nghĩa là việc cung tiền quá mức của Ngân hàng Nhà nước nhiều năm qua nó đã không làm mọi hàng hóa tăng đều mà nó tập trung vào tăng giá bất động sản và chứng khoán là chủ yếu. Họ làm vậy là có chủ đích. Vì sao?

Những quốc gia văn minh hàng đầu thì nhà nước quan sát rất kỹ dòng cung tiền chảy về đâu?! Họ biết để dòng tiền chảy quá nhiều vào bất động sản thì đồng nghĩa với việc ngành sản xuất và thương mại sẽ đói vốn, điều đó gây ra sự không bền vững trong việc phát triển đất nước. Ngoài ra, việc bất động sản tăng giá nó tạo bất công xã hội vì giá nhà cao sẽ đẩy tỷ lệ người dân vô gia cư tăng cao mà thôi bởi giá nhà cao thì giá thuê nhà cũng cao. Chính vì thế, khi giá nhà mà tăng vượt quá 30% trong vòng 1 năm là họ ra tay ngăn cản ngay lập tức. Mới đây chính phủ Canada đã cấm người nước ngoài mua nhà vì trong 2 năm giá nhà trung bình ở nước này đã tăng đến 50%. Nghĩa là mỗi năm tăng 25% là họ đã can thiệp. Tại những nước văn minh như Úc và Canada, họ rất coi trọng công bằng xã hội, nếu giá nhà quá cao vượt xa dần tầm với của người dân có mức sống trung bình là họ ngăn cản ngay. Chính sách cung tiền của những nhà nước này bao giờ cũng rất tốt, tuy nhiên đôi khi bởi yếu tố nước ngoài làm hỏng chuyện. Thông thường giới nhà giàu Trung Quốc hay vung tiền mua nhà ở Úc và Canada tạo ra cơ sốt đất vượt ngoài dự tính nên nhà nước ở các quốc gia này ra tay ngăn cản.

Bất động sản và chứng khoán là lĩnh vực kiếm lời bằng cách mua giá thấp bán giá cao nên làm giàu rất nhanh nếu giá của các mặt hàng này tăng mạnh. Hiện nay nhà nước CS có chính sách lùa tiền vào đây để đẩy giá của mặt hàng này luôn tăng nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đớp phần béo bở nhất của nguồn cung tiền. Cơn sốt đất những ngày qua, có nơi giá đất tăng gấp đôi trong thời gian rất ngắn nhưng chính quyền CS vẫn không có động thái gì kìm nó lại được. Khi giá bất động sản tăng, thì những doanh ngiệp lớn trong ngành này kiếm lời rất nhanh. Đó là lý do các doanh nghiệp sân sau của quan chức CS chủ yếu tập trung vào ngành này là chính.

Nguồn cung tiền truyền thống lâu nay là qua ngả vay ngân hàng, tuy nhiên khi thị trường chứng khoán hình thành thì ngoài ngân hàng, các công ty cổ phần cũng huy động vốn qua ngả thị trường này, trong đó có thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Việc có nhiều kênh huy động vốn là tốt cho doanh nghiệp và tốt nền kinh tế, tuy nhiên chiếm phần lớn những doanh huy động vốn trên thị trường chứng khoán là doanh nghiệp bất động sản thì đấy mới là điều đáng lo ngại. Nói chung, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Việt Nam nó liện hệ với nhau rất chặt chẽ. Tiền huy động được ưu tiên rót vào bất động sản, nơi đó, những doanh nghiệp sân sau của các sếp lớn sẽ há mồm chờ sẵn và đớp những món ngon nhất có thể.

Nhà nước CS là nhà nước được tạo ra vì lợi ích, trước hết là lợi ích của ĐCS và sau đó là lợi ích nhóm, trong lợi ích nhóm có lợi ích quan chức và thân hữu. Khi các doanh nghiệp sân sau của các nhóm lợi ích tụ vào bất động sản và chứng khoán, thì việc tạo ra các kẽ ở pháp lý sẽ hướng được nguồn cung tiền rót vào vào đây rồi sau đó rót vào túi cá nhân là mục đích tối thượng cho những kẻ cầm quyền ở hai lĩnh vực này. Bản chất của nhà nước CS Việt Nam là vậy.

Nếu nền tảng pháp lý cho thị trường chứng khoán đảm bảo tính minh bạch, có khả năng cảnh báo sớm và có biện pháp chế tài đủ mạnh thì khó có chuyện dòng cung tiền bị nhóm lợi ích chiếm dụng. Thị trường chứng khoán, mà đặc biệt là thị trường trái phiếu hình thành từ những năm 2000, tuy nhiên có đến nay thì nền tảng pháp lý vẫn còn hổng rất nghiêm trọng. Đây là lỗi cố ý hay là sự yếu kém? Nếu yếu kém thì với 20 năm phát triển, chính quyền đã trám được những lỗ hổng đó. Vậy nên, cho đến nay, những doanh nghiệp 3 không “không xếp hạng tín nhiệm, không tài sản bảo đảm, không bảo lãnh thanh toán” vẫn tồn tại đã chứng minh sự cố ý của chính quyền này.

Khi lỗ hổng pháp lý lớn thì các Sở Giao dịch Chứng khoán không còn là nơi đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư mà nó là nơi tạo điều kiện cho những doanh nghiệp thiếu tiềm lực chiếm dụng vốn của nhà đầu tư. Được biết, điều 8, nghị định 153 quy định cho nhà đầu tư mua trái phiếu như sau: “tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình và tự chịu các rủi ro phát sinh trong việc đầu tư và giao dịch trái phiếu. Nhà nước không đảm bảo việc DN phát hành trái phiếu thanh toán đầy đủ, đúng hạn lãi, gốc trái phiếu khi đến hạn và các quyền khác cho nhà đầu tư mua trái phiếu”.

Đấy! Họ lập ra thị trường trái phiếu mà không đảm bảo cho nhà đầu tư bất cứ rủi ro nào thì họ lập ra để làm gì? Chẳng phải là để làm lợi cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu sao?

Hiện nay, vấn đề của thị trường trái phiếu là sửa lại nền tảng pháp lý và tính nghiêm minh của pháp luật để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và qua đó cũng đảm bảo nguồn cung tiền không đổ vào những nơi vô ích làm méo mó nền kinh tế. Hiện nay nhà nước CS đang “giả vờ” đại phẫu. Họ bắt những doanh nghiệp nào đã gây ra bức xúc cho xã hội để giảm bớt sự nhiễu nhương của thị trường trái phiếu và thị trường bất động sản. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp con cưng các nhóm lợi ích còn đó, nếu điều chỉnh pháp lý thì hàng loạt kẻ sẽ hỏng ăn nên họ chỉ tóm những doanh nghiệp cần tóm thôi. Còn lại vẫn để các doanh nghiệp sân sau nằm đó hút máu nguồn vốn đất nước để làm giàu cho nhóm lợi ích và qua đó nuôi các quan chức giàu lên. Đấy là bản chất của nhà nước vì lợi ích ĐCS, vì lợi ích nhóm và vì lợi ích quan chức./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.culturemagazin.com/…/canada-cam-nguoi-nuoc…/

https://vietnamnet.vn/thong-diep-dung-trong-luc-nuoc-soi…

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux