Pháp luật lỏng lẻo, hoạt động kinh tế dựa vào sự thông đồng giữa doanh nghiệp và quan chức đã tạo ra một tầng lớp siêu giàu có thể làm khuynh đảo nền kinh tế. Dàn dựng đấu giá đất cao ngất ngưởng hầu đẩy giá trị bất động sản để giới đầu nậu buôn đất hốt bạc. Giá bất động sản cao rất dễ đẩy thị trường bất động sản tiến tới điểm vỡ bong bóng. Đại gia chứng khoán thì bắt tay với quan chức ủy ban chứng khoán nhà nước tạo ra hiện tượng thao túng thị trường cổ phiếu để trục lợi. Nếu không chấn chỉnh thì thị trường chứng khoán sẽ sớm tiến tới điểm vỡ bong bóng. Đó là bức tranh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Khi bong bóng BĐS vỡ kéo theo doanh nghiệp vỡ nợ, mà doanh nghiệp vỡ nợ thì ngân hàng sẽ mất tiền do hàng loạt gói cho vay bất động sản biến thành nợ xấu. Như thế thì ngân hàng cũng rơi vào vòng khủng hoảng. Tương tự, khi bong bóng chứng khoán vỡ cũng vậy. Đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam xưa nay là quá nuông chiều các đại gia chứng khoán và đại gia BĐS. Cũng dễ hiểu, vì 2 ngành này tuy không làm ra của cải gì cho xã hội nhưng kiếm lời nhanh. Chính nó vỗ béo những quan chức chính quyền và các thân hữu của họ đứng tên các doanh nghiệp sân sau ấy.
Nền kinh tế Việt Nam đang rất không tốt. Nếu để thị trường chứng khoán và thị trường BĐS bị thao túng thì điều đó có nghĩa là nhà nước CS đang bơm hơi vào hai quả bong bóng này. Việc triệt hạ những đại gia bất động sản và các đại gia chứng khoán đang thao túng thị trường là điều rất cần thiết. Nếu không triệt, để 2 quả bong bóng vỡ toang thì khi đó cả ĐCS lung lay chứ không phải là chuyện đùa. Chính vì thế mà ông Nguyễn Phú Trọng đang được tư vấn là “thà cắt bỏ những ung nhọt sớm còn hơn là để nó lở loét gây ra biến chứng”. Và đó là lý do ông Nguyễn Phú Trọng đã họp 5 lãnh đạo chủ chốt ĐCS quyết ra tay mạnh. Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng có mùi dính đến BĐS, vụ án công Trịnh Văn Quyết là dính đến vấn đề chứng khoán và không loại trừ khả năng dính đến BĐS. Có thể rằng, không chỉ 2 nhân vật này mà còn nhiều người khác nữa cũng đang bị ĐCS âm thầm đưa vào tầm ngắm.
Lại nói về ông Phạm Nhật Vượng. Cho đến giờ ông Vượng vẫn chưa kiếm lời được đồng nào từ ngành công nghệ mà ông đã đầu tư. Tuy nhiên, ông vẫn muốn đầu tư rất bạo. Dự án smartphone và smart TV hủy từ khi trước khi mới bắt đầu, ông Vượng xem như vứt một núi tiền. Dự án Vinfast xăng mới vừa xâm nhập thị trường thì lại kết thúc, ông Vượng cũng chưa kiếm lời được từ ô tô xăng, mặc dù đã đầu tư hàng tỷ đô la vào đó. Và bây giờ, ông Vượng lại đổ đến 4 tỷ đô la xây dựng nhà máy ô tô điện tại Mỹ. Ông Vượng nhảy vào nghành công nghệ và quyết đeo đuổi tới cùng là lý do tại sao? Đấy là câu hỏi cần phân tích kỹ.
Như đã nói, ngành bất động sản mà ông Vượng đang hốt bạc nó cho thấy không có tính chất bền vững. Nếu để bong bóng BĐS nổ, mảng BĐS của Vingroup cũng suy thoái. Hay nếu nhà nước CS quyết không để nổ quả bong bóng BĐS thì thế nào họ siết chặt hoạt động kinh doanh mảng BĐS và siết chặt việc buôn bán cổ phiếu của Vingroup. Hiện nay ĐCS bắt vợ Dũng Lò Vôi và tóm cổ Trịnh Văn Quyết là tiếng chuông cảnh báo cho Phạm Nhật Vượng, rằng chứng khoán và đất đai là hai vùng kém an toàn. Thực tế là, trước thời điểm ĐCS siết chặt hoạt động BĐS và chứng khoán thì ông Vượng đã thấy trước và vẽ đường đi mới cho Vingroup theo con đường bền vững hơn. Tuy là ngành công nghệ chưa thành trụ cột cho Vingroup nhưng định hướng của Phạm Nhật Vượng là thế. Ông đang hướng Vingroup chuyển sang ngành công nghệ bền vững hơn, an toàn hơn.
Phạm Nhật Vượng chấp nhận thử và bỏ nếu thất bại. Ông đang thử nhiều lần để tìm kiếm một hướng đi thành công (chục lần thất bại một lần thành công cũng xem là thành công). Ông Vượng chấp nhận đổ núi tiền cho ô tô điện và ông đã chuyển toàn bộ cổ phần Vinfast sang Singapore. Hiện nay chân trụ của Vingroup là Vinhomes, tuy nhiên, ông Vượng đang muốn xây cho Vingroup một chân trụ mới, đó là Vinfast. Nếu Vinfast thành công mảng ô tô điện thì chân trụ của Vingroup chuyển sang Vinfast mà chân trụ Vinfast thì lại ở Singapore. Xem như “an toàn”, lúc đó, khi mà ĐCS điên cuồng siết ngành BĐS thì Vingroup của Phạm Nhật Vượng đã có nơi “hạ cánh an toàn” rồi. Đấy là bản chất của việc đầu tư vào Vinfast của ông Phạm Nhật Vượng. Thừa nhận là ông ta có tầm nhìn, tuy nhiên thành công hay không thì phải chờ, vì đấu với các đại gia ô tô thế giới trên đất Mỹ không phải là dễ, đặc biệt nơi đó đang có “ông kẹ” ngành ô tô điện thế giới – Tesla của tỷ phú Elon Musk./.
Đỗ Ngà
#phạmnhậtvượng #vinfast
Leave a Comment