FB Việt Tân
Nhân lúc cả thế giới tập trung vấn đề Nga – Ukraina, Trung Quốc bất ngờ tập trận bắn đạn thật ở vịnh Bắc bộ trong 3 ngày. Thông qua hoạt động tập trận dài ngày, Trung Quốc có ý định mở rộng, thăm dò trên khắp các vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Thông báo được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc vào ngày 26 Tháng Ba, 2022, cho thấy quân đội nước này tiếp tục tập trận ở Biển Đông, trong đó có một cuộc tập trận bắn đạn thật 3 ngày ở vịnh Bắc bộ từ 7 giờ ngày 30 Tháng Ba đến 18 giờ ngày 1 Tháng Bốn, cấm tàu thuyền vào khu vực tập trận.
Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành ít nhất 17 cuộc tập trận ở Biển Đông, có 5 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ. Trong đó còn có 2 cuộc tập trận diễn ra từ ngày 4-15 Tháng Ba và từ ngày 19 Tháng Ba đến ngày 9 Tháng Bốn, Trung Quốc có phần lấn sang EEZ của Việt Nam, thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam được xác định theo UNCLOS 1982.
Phạm vi tập trận lần này cho thấy Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ yêu sách phi pháp – “đường lưỡi bò”.
Với nhu cầu về tài nguyên, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh thăm dò khảo sát tại khu vực Biển Đông, và thậm chí nước này sẽ thực hiện những cuộc khảo sát bí mật hơn trong những vùng biển cấm.
Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang và sẽ thông qua các cuộc tập trận để mở rộng khảo sát trên khắp các vùng EEZ của những nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.
Có thể thấy rằng Trung Quốc nhân cơ hội cả thế giới hướng về Ukraine để tổ chức nhiều cuộc tập trận, thăm dò trên biển đông hơn, các cuộc tập trận được tiến hành nhằm thúc đẩy cơ hội để Bắc Kinh đạt được các tham vọng ở Biển Đông.
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982), các hoạt động thăm dò tại EEZ của nước khác cần phải có sự chấp thuận của nước đó, tuy nhiên những hoạt động trong EEZ các nước khác của Trung Quốc hầu như không xin phép và đều bị các nước lên tiếng phản đối, chỉ trích và yêu cầu giải trình.
Điển hình như vụ các tàu khảo sát Trung Quốc xâm phạm EEZ Việt Nam (HD08 năm 2019, HD04 năm 2020), Malaysia (HD08 năm 2020) và Indonesia (Hướng Dương Hồng, HD10 năm 2021).
Không chỉ vậy, tàu khảo sát Trung Quốc còn thường xuyên vi phạm EEZ của các nước tại Nam Thái Bình Dương như đảo Guam (Mỹ), New Guinea, phía Bắc biển Australia… Điều đó chứng tỏ Trung Quốc đang coi thường và không tôn trọng các quy định trong UNCLOS 1982 nói riêng và luật pháp quốc tế nói chung.
Các học giả quốc tế cho rằng Trung Quốc tận dụng số liệu khảo sát để lập bản đồ các nguồn tài nguyên phi sinh học trong EEZ các nước; vẽ bản đồ đáy biển tại khu vực Biển Đông để các tàu ngầm của nước này có thể dễ dàng di chuyển và hoạt động mà không phải lo ngại về va chạm với các địa hình đáy biển như vụ tàu ngầm USS Connecticut của Mỹ.
Diễm Quỳnh
#việttân #trungquốc #biểnđông
Leave a Comment