Quảng Cáo

Sự lươn lẹo và lưu manh của bọn hán gian

Quảng Cáo

Thao Ngoc

Nhân kỷ niêm 34 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm đạo Gạc Ma của Việt Nam(14/3/1988), xin thắp một nén hương tưởng nhớ các chiến sĩ đã hy sinh trong trận chiến này.

Báo Lao Động số ra ngày 12/3/2022, đăng bài: “Gạc Ma – biểu tượng sáng ngời lòng yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc”.

Tác giả là: Đại tá, nhà báo Phùng Kim Lân (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, từng là Phó Tổng biên tập báo Quân đội nhân dân) .

Bản gốc ra ngày 12/3 viết: “Thắp hương tưởng niệm liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến bảo vệ Gạc Ma 14.3.1988”.

“Cách đây 34 năm về trước (14.3.1988-14.3.2022), nước ngoài đã bất ngờ dùng lực lượng hải quân với nhiều tàu chiến và vũ khí trang bị hiện đại tấn công cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân (HQND) Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên đảo Gạc Ma nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bằng tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm cao, các cán bộ, chiến sĩ HQND Việt Nam chiến đấu bất khuất, kiên cường và 64 đồng chí đã anh dũng hy sinh”.

Điều đáng nói là tác giả bài báo không dám chỉ mặt đặt tên là quân xâm lược TQ, mà nói là “nước ngoài”. Nhưng đến ngày hôm sau thì từ nước ngoài được thay là Trung Quốc.

Theo dòng lịch sử:

Không tính những thế kỷ trước, mà kể từ thế kỷ 20 lại nay, TQ đã gây chiến tranh, cướp đất của VN ít nhất là ba lần.

1.Về việc cưỡng đoạt Hoàng Sa của ta ngày 19.1.1974.

Ngày 19/1/1974, lợi dụng lúc tàn cuộc của cuộc chiến tranh Bắc-Nam, TQ đã đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của. Đây là một vết thương vô cùng đau đớn trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc VN.

2.Ngày 17 tháng 2 năm 1979, TQ đưa hơn 60 vạn quân tấn công trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước.

3.Ngày 14.3.1988, TQ đưa quân đánh chiếm 7 đảo tại Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của VN.

Hàng năm vào những dịp kỷ niệm những sự kiện lịch sử này, từ Hà Nội đến Sài Gòn, nhiều nhân sĩ trí thức và người dân đến tượng đài Lý Thái Tổ ở HN, hoặc tượng Đức Thánh Trần ở Công trường Mê Linh (quận 1, TPHCM) để thắp hương tưởng niệm những người đã hy sinh vì giặc Tàu.

Để quấy rối và phá đám những người thắp hương tưởng niêm những sự kiện nói trên, ở tượng đài Lý Thái Tổ thì người ta cho người ra phá bằng nhiều cách, như kéo nhau ra diễn văn nghệ, nhảy múa lung tung, thậm chí là cho thợ mang đá và cưa máy ra cưa dưới chân tượng gây ồn ào náo loạn.

Còn tại Sài Gòn, năm 2019, dưới thời bí thư Nguyễn Thiện Nhân, khi biết nhóm Câu lạc bộ Lê Hiểu Đằng chuẩn bị thắp hương tưởng niệm ngày TQ tấn công biên giới nước ta (ngày 17/2/1979), nơi lư hương dưới tượng Đức Thánh Trần, người ta cẩu lư hương dưới tượng mang đi chỗ khác.

Không chỉ ba sự kiện nói trên, mà tại huyện Vị Xuyên (Hà Giang), cuộc chiến chống TQ xâm lược kéo dài 10 năm trời.

Về trận Vị Xuyên(Hà Giang):

Nhà văn Phạm Viết Đào, có người em liệt sĩ hy sinh trong trận này, đã đến tận Vị Xuyên và viết bài tường thuật với bài: “Trận đánh bảo vệ Cao điểm 1509 (TQ gọi là Lão Sơn) diễn ra ngày 28/4/1984”.

Điểm đáng chú ý là quân TQ đã dùng súng phun lửa để giết 4 nữ chiến sĩ VN cố thủ trong hang đá, vì không chịu đầu hàng.

Đặc biệt là tội ác man rợ khi TQ sau khi chiếm được cao điểm này, chúng gom những người lính VN, trong đó có các tử sĩ và thương binh mà quân VN bỏ lại: “Còn thi thể của các liệt sĩ VN cũng như các thương binh nặng nhẹ, các tù binh, bị tập trung xử bắn hàng loạt tại chỗ không phân biệt đã chết hay còn sống, họ liệng xuống cái hố đó và nhờ lực lượng Hóa học đốt, sau đó thì cho xe ủi lấp lại. Ông ta nói rằng không nhớ chính xác nhưng trong cái hố đó có khoảng 3.700 xác binh sĩ VN”. (https://anle20.wordpress.com/…/giao-tranh-d%E1%BA%ABm…/)

Hiên nay TQ còn chiếm toàn bộ dãy Lão Sơn của VN. Cho đến nay còn rất nhiều hài cốt tử sĩ quân VN trên mặt trận Vị Xuyên vẫn chưa được quy tập về các nghĩa trang.

Ngoài những trận đánh lớn để chiếm đất, TQ còn thường xuyên bằng các thủ đoạn gian manh và xảo quyệt, tìm mọi cách lấn chiếm từng tấc đất của VN. Ở những vùng giáp ranh là: Nếu ranh giới là sông thì chúng lấy đá chắn thành bờ kè một nửa phía bên chúng với độ xiên khoảng 45 độ theo dòng chảy, để dòng nước chảy đâm về phía VN, và phía VN bị lở, bên TQ được bồi.

Chúng còn đào mộ người chết đã chôn trên đất của chúng, lẻn lút mang sang chôn trên đất VN, để khi tránh chấp, chúng nói rằng cha ông chúng chôn nơi đây, chứng tỏ đất này từ lâu cha ông chúng đã sinh sống.

Khi cột mốc ranh giới còn tạm bợ, ban đêm chúng đào lên và di dời về phía VN, sau đó chúng xây bệ to hơn, chắc chắn hơn để VN không phá được.

Trung Quốc chiếm bãi Tục Lãm của Việt Nam

Bãi Tục Lãm rộng 52 ha, theo các hiệp ước Pháp-Thanh, biên giới tự nhiên Việt- Trung là đoạn sông Kalong. Bãi Tục Lãm nằm hoàn toàn về phía Việt Nam.

Năm 2004, TQ đưa người xây dựng bờ kè, xâm chiếm bãi Tục Lãm. Bà con tại Móng Cái quyết ra giữ đất, nhà cầm quyền VN đã yêu cầu TQ dừng hành động này.

Ngay sau đó họ ký kết nhường 1/3 bãi Tục Lãm và 3/4 một cồn ở cửa sông Kalong cho Trung Quốc.

Đây là bằng chứng ươn hèn trước ngoại bang không thể chối cãi được. (https://exodusforvietnam.wordpress.com/…/trung-quoc…/)

Về cuốn sach “Gạc Ma-Vòng tròn bất tử” của tướng Lê Mã Lương và nhóm biên soạn. Khi quyển sách hoàn thành, đã được phép xuất bản, và đã có một cuộc họp báo giới thiệu quyển sách này. (https://www.youtube.com/watch?v=8XOpI3XWz9A)

Quyển “Gạc Ma – Vòng tròn bất tử” đã vượt ra khỏi biên giới, đến với bạn bè quốc tế, trở thành một phần trong dòng chảy lịch sử của đất nước VN.

Thế nhưng khi cuốn sách chuẩn bị phát hành, thì bỗng có lệnh thu hồi. Lý do được đưa ra là trong quyển sách này đã nói toạc ra rằng: “Có vị lãnh đạo cao cấp trong quân đội đã ra lệnh không được nổ súng”.

Năm 2006, trong một cuộc hội thảo do Ông Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hoá Minh Triết tổ chức, cho biết vai trò của ông Lê Đức Anh lúc ấy là Bộ trưởng Quốc phòng, người được xem là đã ra lệnh cho bộ đội không được nổ súng.

Sau khi bị tàn sát, thi thể những người lính tay không súng ống ấy không phải đều được về nhà mà một số rất lớn đã trôi dạt khắp vùng biển quê hương, bởi Bộ Quốc phòng VN không có một một cố gắng nào mang họ về đất liền như tất cả mọi quân đội khác trên thế giới phải làm. Cho đến hôm nay 64 người anh hùng liệt sĩ ở Gạc Ma đấy nhiều người xác vẫn còn nằm dưới biển .

Đáng lẽ anh phải can thiệp với Chữ thập đỏ quốc tế để tìm cách vớt và đưa thân xác của các liệt sĩ ấy về quê mẹ thì anh lại để im. Ông Nguyễn Khắc Mai nhận xét. (https://www.rfa.org/…/who-order-no-fire-at-jonhson-reef…)

Trong tác phẩm Bên thắng cuộc của tác giả Huy Đức: Bộ Chính trị sau khi nghe báo cáo tình hình, trong đó có cả thông tin về mệnh lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh không cho nổ súng, với lý do sợ bị mắc mưu “khiêu khích” của phía Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ. Ông nói đại ý: nó đang không có gì, anh lại tạo cho nó chỗ đứng ở Trường Sa, làm thay đổi hẳn bàn cờ chiến lược, hình thành thế xôi đỗ rất nguy hiểm. (https://www.nhatbaovanhoa.com/…/nguyen-co-thach-dung…)

Sử nô Phạm Hông Tung đề nghị khi soạn sách giáo khoa lịch sử nói về việc TQ tấn công năm 1979, phải xin ý kiên TQ viết như thế nào để khỏi mất lòng thiên triều.

Chỉ là việc thắp hương tưởng niệm những người đã hy sinh để bảo vệ giang sơn của tổ tiên để lại mà chúng còn sợ. Vậy thì khi quân thù kéo đến thì chúng sẵn sàng cúp đuôi quỳ mọp xuống, và dâng đất nước cho Tàu. Như vậy là chúng đã chà đạp câu nói của CT. Hồ Chí Minh, coi câu nói đó như cái giẻ chùi chân. Vì CT.HCM từng nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước”.

Chính bọn Hán gian này đang “rắp tâm đưa dân tộc ta trở về thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai rất nguy hiểm”, như lời của Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch khi nhận xét về Hội nghị Thành Đô năm 1990, đã được Thứ trưởng bộ ngoại giao Trần Quang Cơ kể lại trong Hồi ký Hồi ức và suy nghĩ của mình./.

Thao Ngoc

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
whatsapp
line
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux