8 tháng 3 là ngày Quốc tế Phụ nữ?

- Quảng Cáo -

Lưu Thủy Hương

Từ hơn 100 năm nay, thế giới đã tranh đấu để có một ngày dành riêng cho phụ nữ. Do đặc tính lịch sử và chính trị, “ngày của phụ nữ” thường được ghi nhận rất khác ở mỗi nước. Khác về ngày tháng, hình thức, ý nghĩa và nhất là, khác về nguồn gốc.

Riêng ngày 8 tháng 3 thì có một nguồn gốc bất minh và ý nghĩa dung tục, mà những kẻ cố tình lạm dụng nó cho mục tiêu chính trị đã không muốn nhắc đến.

Ở Âu Mỹ

- Quảng Cáo -

Thông tin báo chí hiện nay phủ nhận quan điểm cho rằng ngày quốc tế phụ nữ 8 tháng 3 là ngày tưởng niệm 129 nữ công nhân ngành dệt may tử nạn ở New York trong một vụ đình công năm 1857. Cho dù khẩu hiệu của họ ngày ấy vẫn tồn tại qua trăm năm, như một lời kêu gọi tuyệt đẹp của những người phụ nữ Mỹ thế kỷ 19, của một thế giới đang chuyển mình hướng đến tự do và bình đẳng. Cho dù, người ta vẫn lặng người xúc động khi nghe lại bài hát xưa cũ. Thì – cái ngày 8 tháng 3 bây giờ cũng chẳng liên quan gì đến ý nghĩa đẹp đẽ khởi đi từ nước Mỹ, như lời ca:

Khi chúng ta đi cùng nhau

một ngày tươi đẹp cũng sẽ ngang qua những gian bếp tối tăm

trên khoảng sân nhà máy xám xịt

mặt trời hiện ra

bất chợt hôn lên thế giới tội nghiệp của chúng ta

và mọi người nghe chúng ta hát

“Này hỡi, bánh mì và hoa hồng”.

Trên thực tế, từ năm 1910, bà Clara Zetkin (nhà lý luận Marxismus ở Đức) có tranh đấu cho ngày tưởng niệm New York nhằm tố cáo tội ác chủ nghĩa tư bản, nhằm tuyên truyền cho chủ nghĩa Marx, nhằm ăn cắp ý tưởng của các nhà hoạt động nữ quyền ở Mỹ, nhưng bà đã không thành công. Đến năm 1911, hội nghị phụ nữ ở Copenhagen (Đan Mạch) mới chọn ngày 19 tháng 3 làm ngày quốc tế phụ nữ – chứ không phải là ngày 8 tháng 3.

Từ nước Mỹ và phương Tây, thế giới bắt đầu biết đến những người phụ nữ cắt tóc ngắn, những người phụ nữ mặc quần, những người phụ nữ khoe bụng trong bộ bikini, những người phụ nữ được phép lái xe hơi, những người phụ nữ có quyền bầu cử, có quyền biểu tình và được quyền mở tài khoản riêng ở nhà băng…

Và ngày nay, người ta biết đến những người phụ nữ nắm giữ các chức vụ cao cấp trong chính phủ, kể cả nguyên thủ quốc gia.

Ở các nước Cộng Sản

Năm 1917, đánh dấu mốc quan trọng của ngày quốc tế phụ nữ. Vào tháng 5, Đảng Cộng sản Đức (USPD) đã tổ chức thành công cuộc biểu tình của phụ nữ mang tên „Tuần lễ Đỏ“. Từ đó đảng Cộng sản Đức đã chọn ngày 5 tháng 5 làm ngày phụ nữ, nhằm kỷ niệm ngày sinh thứ 100 của Karl Marx. Điều lố bịch ở đây là, đảng Cộng sản Đức chọn ngày sinh của một người đàn ông bất lực trong công việc và cuộc sống gia đình để áp đặt lên ngày kỷ niệm của chị em phụ nữ.

Tuy nhiên, vào năm 1921, ngày 8 tháng 3 mới chính thức trở thành ngày lễ phụ nữ. Chính quyền Xô Viết chọn ngày này làm ngày kỷ niệm những người phụ nữ cộng sản – vì đó là ngày phụ nữ Nga xuống đường đấu tranh chống lại chế độ Nga hoàng, đòi Nga hoàng trả những ông chồng ở mặt trận về lại cho họ. Cuộc cách mạng đòi chồng này đã bị cộng sản lợi dụng và kích động để trở thành cuộc cách mạng tháng 10. Cũng trong năm này (1921), Lenin tuyên bố chọn ngày 8 tháng 3 làm ngày nghỉ lễ trên toàn liên bang Xô Viết, để tưởng niệm những thành tích xuất sắc của phụ nữ Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa Cộng sản, trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc (của nước Nga). Quốc gia đàn em Bulgari bốc thơm lên thành ngày “Quốc tế Phụ nữ”, được nhiều đàn em khác (có cả em Việt Nam) và bà Clara Zetkin ủng hộ. Ý nghĩa chính trị ngày 8 tháng 3 ở châu Âu rõ như ban ngày, đỏ loét, từ đầu đến cuối sặc mùi Marxist. Nó hoàn toàn độc lập với phong trào phụ nữ đòi quyền bình đẳng ở Mỹ.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, người dân Tây Berlin nhắc đến ngày 8 tháng 3 như một kiểu cười châm biếm, mà tốt hơn hết là đừng nhắc để khỏi mang tiếng kỳ thị. Dân Đông Berlin thì ngượng, xem như trò đùa dai. Nếu hỏi một nữ đồng nghiệp Đông Đức “hôm nay nhà bạn có kỷ niệm ăn mừng ngày 8 tháng 3 không?”, chẳng khác nào chửi xỏ xiên nó: đồ Đông Đức, mày còn nhớ quá khứ nịnh hót không? Vì đám phụ nữ Nga xuống đường chẳng phải vì ý thức chính trị mà vì thiếu đàn ông. Chồng họ bị Nga hoàng bắt lính, ở nhà thiếu chồng nên họ nổi điên, kéo nhau lên thành phố đòi lại chồng. Cộng sản Nga nhân cơ hội đó gây thêm bạo loạn mà biến thành cách mạng tháng 10.

Bởi vậy mà ý nghĩa lịch sử ngày 8 tháng 3 rất lố bịch và dung tục. Có buổi sáng đi làm, tôi nghe radio, một anh xướng ngôn viên nói: Hôm nay ngày 8 tháng 3. Anh khác cười ha ha (ngay trên sóng truyền thanh), hỏi: “Anh có phải về sớm với vợ không?” Đó là kiểu cười châm biếm của dân Tây Đức mà cái nghĩa sâu xa: “8 tháng 3 là ngày đàn bà đòi chồng“.

Tuy nhiên, thật trớ trêu cho người dân Tây Đức! Vào năm 2019, đảng Linke ở Berlin (chui lên từ nấm mồ cộng sản) đã thành công khi tranh đấu cho ngày 8 tháng 3 thành ngày nghỉ lễ của thành phố. Trong khi đó, chỉ có những nước cộng sản, nhược tiểu, thế giới thứ ba, thân Nga Xô mới có ngày lễ kỷ niệm này: Angola, Armenien, Aserbaidschan, Burkina Faso, Eritrea, Georgien, Guinea-Bissau, Kasachstan, Kambodscha, Kirgisistan, Kuba, Laos, Madagaskar, Moldau, Mongolei, Nordkorea, Nepal, Russland, Sambia, Tadschikistan, Turkmenistan, Uganda, Ukraine, Usbekistan, Vietnam, Weißrussland.

Không thấy tên to đầu Trung Quốc trong danh sách. Nó đủ mạnh, đủ cao ngạo bước ra khỏi hàng ngũ những tên nô tài quen khom lưng nịnh hót.

Ở Đức

Báo chí gọi ngày lễ này là loại “thuốc giả”, một sự lừa mị. Berlin lấy ngày 8 tháng 3 làm ngày nghỉ lễ là một sự nhảm nhí mà chỉ có mồ ma thằng cộng sản Đông Đức ở Berlin mới nghĩ ra. Nhưng đây là xứ dân chủ! Đảng Cộng sản cũng có số phiếu, cũng có tiếng nói của họ bên phía Đông. Và họ đòi hỏi dai nhách cái mục tiêu mà các đảng khác chẳng muốn quan tâm. Vậy là họ thành công.

Nhưng, phụ nữ Berlin thì tức giận xuống đường chống lại ngày kỷ niệm 8 tháng 3. Họ mang theo khẩu hiệu: “Chúng tôi không muốn một mẩu bánh, chúng tôi muốn nguyên cả tiệm bánh.” Thông điệp của họ là: phụ nữ không muốn một ngày mà muốn cả năm.

“Chúng tôi không muốn một mẩu bánh, chúng tôi muốn nguyên cả tiệm bánh.”

Nhưng báo lá cải lại giễu cợt họ: “OMG! Mấy má lấy nguyên tiệm bánh làm gì? Lại è cổ ra nhồi bột, nướng bánh, chùi rửa, dọn dẹp khi lương mấy má chỉ bằng 2/3 lương đàn ông, về tới nhà cũng phải giặt giũ nấu nướng, cho con bú”.

Các chính trị gia nước Đức quyết tâm hơn. Họ không kỷ niệm suông, mà họ làm việc thật. Những đạo luật nhằm tạo quyền bình đẳng nam nữ, ở trong gia đình và ngoài xã hội, tiếp tục được cải thiện. Tăng lương và tiền hưu trí cho phụ nữ (tiến đến ngang bằng đàn ông). Tạo mọi điều kiện cho phụ nữ sanh con (kể cả áp dụng luật, vợ sanh con thì sau đó chồng ở nhà chăm con cho vợ đi làm). Giảm thuế các mặt hàng thiết yếu của phụ nữ (như băng vệ sinh), trong khi dao cao râu của đàn ông lại bị đánh thuế rất cao…

Trí thức nước Đức điềm đạm mỉm cười. “Khi nào người ta còn phải kỷ niệm một ngày cho phụ nữ thì, rõ ràng phụ nữ chưa có quyền bình đẳng. Hãy làm những điều hữu ích để có thể dẹp bỏ ngày đó đi.”

Ở Việt Nam?

Những thứ hoa hòe, rỗng toét, không rõ nguồn gốc – nhưng an toàn – thường được số đông dễ dãi tán thưởng?

**

Links đọc thêm:

https://www.dgb.de/…/internationaler-frauentag…

https://de.wikipedia.org/wiki/Internationaler_Frauentag

https://www.emotion.de/gesellschaft/weltfrauentag

https://www.zeit.de/…/un-fuer-jahrhundert-der…

https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/590128811789544

https://www.sueddeutsche.de/…/freising-weltfrauentag…

- Quảng Cáo -