Quảng Cáo

Tổng thống Zelenskyj xin gia nhập EU

Quảng Cáo

Lưu Thủy Hương

Ngày 28.02.2022, chủ tịch hội đồng EU – bà Ursula von der Leyen, đã lên tiếng ủng hộ việc Ukraine gia nhập EU. Bà von der Leyen nói với phóng viên Euronews: “Theo thời gian, họ đã thực sự thuộc về chúng tôi. Họ là một trong số chúng tôi và chúng tôi muốn họ cùng tham gia.”

Ngày hôm nay, sau điện đàm cá nhân với chủ tịch hội đồng EU, tổng thống Selenskyj đã đặt bút ký tên vào lá đơn đăng ký xin gia nhập EU, theo một “thủ tục khẩn cấp”, do yêu cầu chiến tranh.

Cơ hội vào EU?

Ukraine là một đất nước có tình hình chính trị đặc biệt bất ổn. Từ năm 1991, các chính quyền thân Nga tại Ukraine đã liên tiếp tạo nên những khủng hoảng chính trị trầm trọng. Với thể chế chính trị phi dân chủ, tình trạng vi phạm nhân quyền, cơ cấu nhà nước pháp quyền lỏng lẻo, tham nhũng nặng nề, kinh tế yếu kém, tài chính thiếu hụt… khả năng xin vào EU của Ukraine là không tưởng.

Nhưng sự cố gắng của người Ukraine đã đưa đất nước họ tiến gần đến EU nhiều hơn.

Chiến tranh xâm lược của Putin, sự chống trả anh dũng của người Ukraine, tinh thần bất khuất vì dân của Selenskyj đã mở ra cho Ukraine một cơ hội không ngờ.

Tiêu chí để trở thành thành viên EU là gì?

Quốc gia này phải có một nền dân chủ, phải đáp ứng các tiêu chí của thị trường nội bộ EU và các tiêu chí của một nhà nước pháp quyền. Các điểm khác là tôn trọng quyền con người, bao gồm cả quyền của người thiểu số. Ngoài ra, quốc gia không được có tranh chấp biên giới.

Xem ra, vấn đề xin vào EU của Ukaine vẫn còn nhiều vướng mắc!

*

Điểm lại con đường xin vào EU của Ukraine trong quá khứ:

EU và Ukraine

Ukraine là một quốc gia láng giềng của Liên minh châu Âu và do đó có thể là một ứng cử viên để được gia nhập EU. Ngay từ cuối những năm 1990, Kiew đã nêu rõ ý định gia nhập Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, nhiều vi phạm các nguyên tắc dân chủ đã khiến việc gia nhập EU của Ukraine không thể thực hiện được.

Kể từ “Cách mạng Cam” năm 2004, hội nhập kinh tế của Ukraine và hợp tác chính trị với EU đã trở thành mục tiêu trọng tâm của chính sách đối ngoại Ukraine. EU cũng coi Ukraine là “đối tác ưu tiên” trong khuôn khổ Chính sách dành cho nước láng giềng của châu Âu. Đó là một chương trình nhằm cải thiện hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa giữa EU và các nước láng giềng.

Hiệp định

Vào ngày 1 tháng 1 năm 2008, giữa EU và Ukraine tiến đến thỏa ước tạo thuận lợi cho việc cấp thị thực cho người cư trú bất hợp pháp. Ukraine cũng trở thành một quốc gia “Đối tác phương Đông” của EU. Mục tiêu của hiệp ước “Đối tác phương Đông” là đưa EU và sáu quốc gia từ khu vực lân cận phía đông và khu vực Kavkaz (Kaukasus) đến gần nhau hơn về mặt chính trị và kinh tế.

Vào cuối tháng 11 năm 2013, Tổng thống Janukowitsch do áp lực từ Nga, đã đình chỉ “Hiệp định liên kết” được đàm phán với EU, trước ngày dự kiến ký kết. Hiệp định không chỉ giải quyết các mối quan hệ kinh tế, thương mại và hình thành một khu vực thương mại tự do, mà còn liên quan đến hợp tác chính trị. Đó cũng là thỏa thuận hợp tác chặt chẽ trong chính sách đối ngoại, tư pháp và các vấn đề dân quyền căn bản. Với hiệp định liên kết, EU cố gắng hợp tác với các nước láng giềng chặt chẽ hơn mà không cần kết nạp họ vào EU.

Sáu tháng sau, vào tháng 6 năm 2014, EU ký kết một thỏa thuận liên kết với chính phủ Ukraine mới, bất chấp những căng thẳng đang diễn ra với Nga. Tổng thống Poroshenko đã ký phần hiệp định về kinh tế vào ngày 27 tháng 6, trong khi phần về chính trị được quyết định vào tháng 3. Vào tháng 9 năm 2014, quốc hội Ukraine và Liên minh Châu Âu (EU) đã thông qua Hiệp định liên kết, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016.

Từ 6 năm nay, mối quan hệ giữa EU và Ukraine chỉ dừng ở Hiệp định liên kết.

Tuy nhiên, Putin đã mang đến cho Ukraine một cơ may có một không hai./.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux