Các quan chức độc tài cộng sản Việt Nam(CSVN) bị bắt trong trường hợp khẩn cấp thì không có cơ hội lên truyền thông để quả quyết rằng họ “trong sạch”.
Nhưng các quan chức độc tài CSVN đang ở dạng có dấu hiệu phạm tội thì họ đều khẳng định trước cấp trên, cơ quan điều tra và truyền thông rằng họ rất “trong sạch.
Tôi lấy vụ Việt Á để xem tại sao các quan chức độc tài CSVN phản ứng ra sao trước khi bị tống giam?
Cuối tháng 12/2021, Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan.
Đến nay, ngoài bị can Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) đã khởi tố 21 bị can, trong có các quan chức của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ.
Kết quả điều tra đến nay xác định ông Phan Quốc Việt, tổng Giám đốc Công ty Việt Á, đã “bắt tay” với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỉ đồng. Đáng chú ý, theo lời khai của bị can Việt, số tiền chi “hoa hồng” cho các “đối tác” là gần 800 tỉ đồng
Trong vụ án này có hàng loạt Giám đốc CDC các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Nghệ An, Bình Dương, Thừa Thiên Huế bị khởi tố, bắt tạm giam
Giám đốc CDC tỉnh Hải Dương là Phạm Duy Tuyến bị C03 bắt trong trường hợp khẩn cấp là không có cơ hội lên truyền thông khẳng định mình “trong sạch”.
Những người còn lại đều khẳng định họ “trong sạch” trước khi bị bắt.
Cụ thể, ngày 20/12/2021, ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC tỉnh Nghệ An nói với PV VietNamNet rằng bản thân “minh bạch, làm đúng trình tự, quy trình, thủ tục trong các gói thầu cung cấp vật tư Kit test với Công ty Việt Á. Việc Bộ Công an làm việc tại Nghệ An là thông tin dư luận hiểu nhầm”.
10 ngày sau những lời khẳng định trên, ông Định bị C03 Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.
Tương tự, ông Lâm Văn Tuấn, Giám đốc CDC Bắc Giang khẳng định với báo chí rằng “không nhận một đồng nào từ Công ty Việt Á, còn quá trình đấu thầu thì thực hiện theo quy định, thuê đơn vị tư vấn”. Ngày 21/1/2022, ông Tuấn bị C03 khởi tố, bắt tạm giam để điều tra liên quan vụ Việt Á.
Trước khi ông Tuấn bị bắt vì liên quan vụ Việt Á, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bắc Giang Từ Quốc Hiệu cho biết: “Qua rà soát trong gần hai năm thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đều không ký hợp đồng mua máy móc, trang thiết bị, sinh phẩm, hóa chất, vật tư y tế với Công ty cổ phần công nghệ Việt Á”.
Ngày 19/2, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh TT-Huế ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc CDC tỉnh TT-Huế và ông Hà Thúc Nhật, Kế toán trưởng kiêm Trưởng phòng Tài chính kế toán của CDC tỉnh TT-Huế.
Hai ông Đức và Nhật bị bắt giữ để điều tra về những sai phạm liên quan đến việc mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế gây thiệt hại cho tài sản nhà nước.
Trước đó, ông Đức khẳng định, không nhận tiền “hoa hồng” từ các hợp đồng mua bán kit xét nghiệm với Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á. Ông cho rằng ngay cả việc đơn vị hợp đồng với Công ty Việt Á để mua sắm trang thiết bị chống dịch cũng được triển khai minh bạch, không sai quy định.
“Tôi không nhận từ Công ty Việt Á một đồng nào. Công ty Việt Á cho tôi dù một ly cà phê, tôi đi tù cũng xứng đáng”, ông Đức từng khẳng định chắc nịch.
Vậy tại sao quan chức CSVN quả quyết “trong sạch” trước khi bị tống giam?
Thứ nhất, các quan chức độc tài CSVN cho rằng việc đưa và nhận hối lộ rất kín kẽ, cơ quan điều tra không thể có bằng chứng về việc họ nhận hối lộ để buộc tội họ. Hoặc chỉ có lời khai một phía từ người đưa hối lộ thì khó mà kết tội được họ.
Nhưng họ không đều không hiểu rằng các cơ quan tư pháp của chế độ độc tài CSVN như cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án chỉ trọng cung tức lời khai, chứng cứ có thì tốt, không có cũng không sao.
Dựa vào lời khai của người đưa hối về mối quan hệ, liên lạc qua điện thoại, email, tin nhắn, thời gian đưa hối lộ, mô tả về địa điểm đưa hối lộ, vẽ sơ đồ,… Như vậy là đủ để các cơ quan tố tụng buộc tội kẻ đã nhận hối lộ.
Vụ cựu đại tá, Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo Bộ công an Nguyễn Duy Linh là ví dụ điển hình.
Thứ hai, các quan chức độ tài CSVN bao giờ cùng có ô dù cấp trên đã từng nâng đỡ họ hay đã ăn tiền mua chức của họ, được họ hối lộ hàng tháng,… Và chắc chắn các ô dù cũng có những lời hứa bảo vệ cho họ khi gặp nạn,…
Bởi vậy, các quan chức độc tài CSN cứ khẳng định rằng họ “trong sạch” trong quá trình họ nhờ ô dù chạy tội.
Thứ ba, họ đã nhận hối lộ rất nhiều tiền và họ nghĩ rằng họ có thể dùng số tiền đã phạm tội mà có để tiếp tục đưa hối lộ cho cơ quan điều tra để thoát tội. Như vậy họ rất hồn nhiên khẳng định rằng họ “trong sạch”.
Thứ tư, Bộ công an sử dụng nghiệp để làm tiền các quan chức độc tài CSVN. Tức là Bộ công an hiểu rõ các quan chức độc tài CSVN đều mua quan mà có chức vụ, rồi sau đó vơ vét của cải của dân, của nước. Khi bị điều tra thì sẽ dùng tiền chiếm đoạt được để chạy tội.
Vậy nên, Cơ quan điều tra rất thích các quan chức không lập tức thừa nhận phạm tội và tìm cách chối tội và chạy tội.
Bởi vậy, ngoài những trường hợp phải bắt khẩn cấp ban đầu để điều tra, thu thập chứng cứ, tìm ra các đối tượng phạm tội liên quan,… Thì các đối tượng về sau, Bộ công an sẽ chơi trò “mèo vờn chuột” hay “vặt lông vịt” để lấy tiền hối lộ từ các đối tượng này trước khi bắt họ.
Đây là một biện pháp nghiệp vụ mà bất cứ an ninh điều tra hay cảnh sát điều tra nào cũng đều rất thông thạo để kiếm tiền cho bản thân và nuôi cấp trên.
Mặc dù Cơ quan điều tra đã có bằng chứng, lời khai từ các đối tượng đưa hối lộ, nhưng các điều tra viên sẽ không bao giờ đưa tất cả các bằng chứng đã có để buộc tội ngay những quan chức này.
Các điều tra viên sẽ đưa các quan chức phạm tội này vào “mê hồn trận” để các quan chức này phải hối lộ cho các điều tra viên. Nhưng vòng vây mà các điều tra viên giăng ra ngày càng thít chặt các quan chức phạm tội. Và mỗi lần vòng vây thít lại thì các quan chức lại phải nhả ra nhiều tiền hơn.
Sau nhiều tuần, thậm trí nhiều tháng khi mà các điều tra viên đã ăn đủ. Lúc đó, các điều tra viên sẽ ngửa bài là không thể giúp cho các quan chức độc tài CSVN trắng tội mà chỉ giảm nhẹ tội bằng cách các quan chức phải nộp lại những khoản tiền đã nhận hối lộ và nhận tội.
Lúc này, các quan chức đã mệt mỏi và kiệt sức và chỉ còn biết nghe theo điều tra viên và bị khởi tố, bị bắt.
Những quan chức độc tài CSVN kiểu này vừa mất tiền hối lộ cho cơ quan điều tra, nhưng vẫn bị bắt và nộp lại các khoản tiền đã nhận hối lộ. Trong khi vẫn phải cảm ơn các điều tra viên.
Chế độ độc tài cộng sản Việt Nam là vậy./.
Leave a Comment