Hôm 17.02.2022, trên tờ Sächsische Zeitung (Báo Sachsen) https://www.saechsische.de/freital/vietnam-freital-binh-le-kritiker-mobbing-sachsen-5628364-plus.html có đăng bài về tệ nạn những người Việt sống tại Đức nhưng lại thờ chính quyền của đcsvn tại VN đe dọa, tấn công những người đồng hương và tấn công cả NGƯỜI ĐỨC GỐC VIỆT như tôi, chỉ vì tôi lên tiếng chống tham nhũng tàn phá Đất nước; chống TQ xâm lược và đòi bảo vệ Công lý, Nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.
Chúng vu khống tôi là “PHẢN ĐỘNG CHỐNG NHÀ NƯỚC” và kêu gọi nhau “ghè gẫy hai hàm răng” hay “vả vỡ mồm” tôi. Rất may tôi lại được báo chí quan tâm và cơ quan cảnh sát điều tra chống tội phạm Đức đưa vào diện được bảo vệ cá nhân.
Tôi tạm dịch nhanh và chụp bài báo trên đưa lên để bạn đọc cùng lên tiếng giáo dục và mở mắt cho lũ TỘI PHẠM người Việt đang cư ngụ nhờ nước Đức Tự Do mà lại chống phá và vi phạm Pháp Luật Đức nghiêm trọng này.
Cám ơn Nhà Báo Marina Mai đã quan tâm tới những chuyện gây rối trong Cộng đồng Người VN sống Tại Đức vừa qua và lên tiếng để bảo vệ cho những người phản biện chế độ KHÔNG TÔN TRỌNG NHÂN QUYỀN và BẤT CÔNG tại VN như tôi.
Thanh Bình 17.02.2022
BẢO VỆ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI PHẢN BIỆN CHẾ ĐỘ?
Bài của Nhà Báo Marina Mai
Bình bày tỏ sự đoàn kết với những người chỉ trích chính trị Việt Nam trên Internet. Giờ đây, chính cô ấy trở thành mục tiêu của sự đe dọa và các cuộc tấn công khiếp hãi.
Khi Bình Lê đi từ Freital đến Berlin, cô ấy rất cẩn thận. Cô ấy chỉ thông báo chuyến đi của mình cho những người bạn thân nhất của cô ấy. Cô ấy đi tàu chứ không đi bằng ô tô và không ở nhà bạn bè mà ở trong khách sạn. Bởi vì nếu chiếc xe của cô ấy được nhìn thấy gần căn hộ của một trong những người bạn của cô ấy tại Berlin, nó có thể gây nguy hiểm cho chính Bình Lê hoặc những người chủ nhà bạn của cô ấy. Người (phụ nữ) Việt này đã nhập quốc tịch Đức từ lâu, luôn lo sợ bị những người thân cận với chính phủ Việt Nam tấn công về thể xác.
Trước khi Bình Lê nghỉ hưu, cô là một nữ Doanh nhân thành đạt ở Freital. Cô có một nhà hàng và một số cửa hàng khác nữa và cũng là người đứng đầu một Hội phi lợi nhuận “Vietnamesische Freunde e.V.”. Kể từ khi nghỉ hưu, cô dành sự yêu thích của mình với nghề báo. Trên trang Facebook được nhiều người truy cập bằng tiếng Việt, cô đề cập đến vấn đề chính trị ở Việt Nam. Ở đó, cô ấy chỉ trích, ví dụ, sự tham nhũng ở Việt Nam, bày tỏ chính kiến của cô ấy về sự ảnh hưởng quá lớn của Trung Quốc, cũng như việc thực hiện những án tử hình (oan sai) ở Việt Nam, cô ấy ủng hộ cho Quyền Con Người tại Việt Nam.
Vào cuối năm ngoái, Binh Le đã biết về nạn phỉ báng trên internet mà ba người phụ nữ đồng hương của cô ấy ở Berlin là nạn nhân, trong đó có bạn gái của cô ấy, một người Dresdener lâu năm mới chuyển đến Berlin không lâu: Có kẻ nào đó gần như hàng ngày bôi nhọ hình ảnh những người phụ nữ này và gửi cho tất cả những người quen trong Facebook của họ trên khắp thế giới.
Những người phụ nữ đã bị mô tả biến dạng là có hàm răng không giống ai, với mái tóc như của phù thủy, hàm dưới chìa ra như của con khỉ đột và cái đầu được cắm trên một bộ xương. Thêm nữa, những bài viết này được viết bằng Tiếng Việt cũng như hình minh họa đã làm tổn thương cá nhân những người phụ nữ này rất lớn. Các hành vi bạo lực đối với những phụ nữ này đã được kêu gọi, ví dụ như: đánh gẫy răng. Cảnh sát Berlin đang vào cuộc điều tra những lời đe dọa và lăng mạ đó.
Binh Le thể hiện tình đoàn kết của cô ấy trên trang Facebook của mình với các nạn nhân bị bắt nạt, mà một trong số họ đã phải nhập viện vì bị ảnh hưởng thần kinh do bị sỉ nhục. Cũng vì thế bắt đầu những lời phỉ báng chống lại cô ấy và nó vượt quá những gì mà những phụ nữ sống tại Berlin đã trải qua. Một bức ảnh vệ tinh về ngôi nhà của cô ấy đã được đăng tải trên mạng cùng với những lời lăng mạ và đe dọa (hành hung).
Từ đó cô ấy luôn lo sợ. Trong trường hợp của Binh Le, những lời đe dọa có yếu tố chính trị vì những lời chỉ trích nổi tiếng của cô đối với nền chính trị Việt Nam: Cô bị cáo buộc là (phản động) thành viên của Việt Tân. Bình Lê bác bỏ điều đó. Việt Tân là một tổ chức lưu vong bị VN coi là một nhóm khủng bố, nhưng theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc thì đây là một “tổ chức ôn hòa hoạt động vì cải cách dân chủ.” Song ai bị nghi ngờ là thành viên Việt Tân cũng có thể gặp nguy hiểm ngay tại Đức, nơi mà những mật vụ Việt Nam hoạt động rất mạnh. Vào tháng 11, một tuyên truyền viên cho chính phủ sống tại Việt Nam đã đăng một video lên mạng xúc phạm Binh Le là (phản động) thành viên của Việt Tân. Người phụ nữ Sachsen có lý do để tin rằng video này do người Việt Nam sống ở Berlin đặt làm và trả tiền. Ông Mako Laske của trụ sở cảnh sát tại Dresden xác thực có 2 cuộc điều tra về việc bị đe dọa và phỉ báng đối với Binh Le. “Theo tình hình điều tra hiện nay, không thể loại trừ động cơ chính trị. Đó là lý do tại sao an ninh tiểu bang đã tiếp nhận cuộc điều tra.” Nó đang được kiểm tra xem sở cảnh sát thuộc Văn phòng Cảnh sát Hình sự Bang Sachsen yêu cầu đánh giá về mối đe dọa, điều này sẽ dẫn đến việc Binh Le nhận được sự bảo vệ cá nhân.
Việc người Đức gốc Việt bị chính đồng bào thân cận với chính quyền Hà Nội đe dọa, tấn công là không có gì mới. Kể từ năm 2017, cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thanh từng trốn sang Đức đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc từ Berlin đưa về Hà Nội, nơi ông bị giam giữ cho đến nay, nên các cơ quan an ninh nhà nước Đức đã theo dõi kỹ hơn. Tại Berlin, hai nhà báo Việt Nam đã được bảo vệ cá nhân từ năm 2018, ở Hessen một người đàn ông nữa cũng được bảo vệ từ năm 2021./.
Leave a Comment