Quảng Cáo

Chủng ngừa Corona: Tiêm tăng cường quá thường xuyên có thể làm suy yếu phản ứng miễn dịch

Quảng Cáo

Deutsche Welle (Lưu Thủy Hương lược dịch)

Trọng tâm của vấn đề ở đây là, những tác động có thể làm ảnh hưởng đến tế bào T, khi tiêm vaccine tăng cường quá thường xuyên. Tế bào T là một phần của phản ứng miễn dịch hiện diện trong cơ thể con người. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại căn bệnh Covid-19 do coronavirus gây ra. Theo báo cáo của DW.com (Deutsche Welle), một số nhà nghiên cứu lo ngại rằng việc tiếp xúc thường xuyên với kháng nguyên có thể kích hoạt tế bào T-anergy và làm hệ thống miễn dịch bị ức chế. Tế bào T-anergy sẽ làm phản ứng miễn dịch của tế bào T bị vô hiệu hóa.

Nhà nghiên cứu về miễn dịch học và các bệnh truyền nhiễm, giáo sư Harvard Sarah Fortune, cho rằng, vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu về việc tiêm chủng corona nhiều lần sẽ thúc đẩy phản ứng của tế bào T-anergy, nhưng đã có bằng chứng khoa học. Fortune nói với DW.com, các tế bào T sẽ bị rối loạn chức năng khi tiếp xúc nhiều lần với kháng nguyên, việc này đã được “nghiên cứu trong HIV hoặc ung thư, các loại bệnh mà kháng nguyên xuất hiện liên tục, chứ không riêng gì chuyện tái tiêm chủng”.

Tế bào T-anergy có nhiệm vụ ngăn chặn các tế bào T tấn công lại cơ thể. Nghĩa là, nó bảo vệ chúng ta khỏi sự tấn công của chính hệ thống miễn dịch trong cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, trong căn bệnh COVID-19, tế bào T-anergy lại không được mong muốn, bởi vì cơ thể cần tế bào T như một thứ vũ khí để chống lại virus.

Suy kiệt hệ thống miễn dịch: Các nhà nghiên cứu khuyên, nên có khoảng thời gian dài giữa các lần tiêm.

Giáo sư miễn dịch học Reinhard Obs từ Đại học Ludwig Maximilians ở München cũng xác nhận với DW.com, tế bào T-anergy vẫn chưa xuất hiện ở người sau khi tiêm chủng corona nhiều lần. Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo nên thận trọng, vì lý do tiêm chủng tăng cường với tần suất cao như vậy không là cách phổ biến để chống lại bất kỳ chứng bệnh nào. Chính ý nghĩ về khả năng suy giảm tế bào T là một lý do để tạm dừng lại.

Theo nhà miễn dịch học Holden Maecker của Đại học Stanford, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm vaccine corona cách khoảng, tương tự như kiểu tiêm phòng cúm trước đây, có thể sẽ là phương thức hữu ích nhất. Ông nói với DW.com, nhiều nghiên cứu đã cho thấy hệ thống miễn dịch cần thời gian để xây dựng trí nhớ sau khi tiêm phòng và các mũi tiêm nhắc lại quá thường xuyên thường với khoảng cách ngắn không mang lại nhiều lợi ích.

Tiêm mũi thứ tư chống lại Corona: EMA (Cơ quan Y tế Châu Âu) hiện đang nghi ngờ lợi ích của mũi tiêm tăng cường thứ hai.

Ở một số quốc gia, chẳng hạn như Do Thái, Đan Mạch hoặc Chile, người ta lo ngại sự suy giảm kháng thể có thể dẫn đến thất bại trong cuộc chiến chống lại đại dịch, nên họ cho phép bốn lần tiêm. Một nghiên cứu sơ bộ đầu tiên tại Trung tâm Y tế Sheba gần Tel Aviv (Do Thái) đã chỉ ra rằng sau khi tiêm mũi thứ tư, khả năng bảo vệ của vaccine chống lại căn bệnh này đã không được chứng minh là tăng lên đáng kể. Các chuyên gia của EMA trong thời gian gần đây cũng đặt câu hỏi về lợi ích của việc tiêm thêm mũi tăng cường thứ hai./.

*

Ai muốn đọc thêm, nguyên bài rất dài trên DW: https://www.dw.com/…/covid-19-ersch%C3…/a-60467331

Đọc thêm về tế bào T: https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/1093567174779036

Tìm hiểu về tế bào T-anergy: https://en.wikipedia.org/wiki/Clonal_anergy

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux