Quảng Cáo

Tố cáo sai sự thật: biết sai mà vẫn làm

Quảng Cáo

Hà Nguyên – (VNTB) – Một người giữ chức điều hành tổng công ty thì dứt khoát không thể không lường hết các hệ lụy của việc tố cáo sai sự thật

Lợi dụng quyền tố cáo để tố cáo sai sự thật, quấy rối xã hội: Tội gì?

Trước khi có những lá đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an, thì suốt thời gian dài dịch giã Covid, từ lúc Alpha có biến thể Delta, rồi sau đó là Omicron, mạng xã hội dường như luôn có đông đảo những khán giả vỗ tay trong loạt phiên đấu tố thời công nghệ 4.0 với ‘livestream’ được đầu tư bài bản, quy củ với đa dạng khách mời cùng góp mặt với nhân vật chính là CEO một tổng công ty ở Thủ Dầu Một.

Nhiều ý kiến đồng tình tên gọi phiên đấu tố là không hề thậm xưng, và thứ đang chờ nhân vật chính có thể không phải là một phiên tòa dân sự, nơi hai bên ‘tranh cãi’ nhau một cách bình đẳng để luận đúng sai; mà là một phiên tòa hình sự – nơi nhân vật chính sẽ hoàn toàn lép vế trước sức mạnh cưỡng chế của công an và bộ máy tư pháp. Bởi, tự do ngôn luận không phải quyền tuyệt đối, nó có giới hạn, và giới hạn đó đến nay trong cụ thể ở nhân vật chính là CEO này đang ở ngưỡng nào thì không ai dám chắc được.

Lưu ý trong trường hợp của quý bà CEO tố cáo là không chịu sự điều chỉnh của Luật tố cáo.

“Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác” ghi tại Điều 30.3 của Hiến pháp 2013, là căn cứ để xem xét về hậu quả pháp lý của các lá đơn tố cáo, những ‘livestream’ của quý bà CEO kể trên.

Điều 156  Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm: a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với 02 người trở lên; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người đang thi hành công vụ”.

Nhìn từ giác độ hình phạt kể trên cho thấy số tiền vài chục triệu bạc có lẽ không là vấn đề gì đối với quý bà CEO. Còn nếu cho là “bịa đặt” thì phía bị hại phải tốn thời gian, tiền bạc nhờ luật sư tham vấn, rồi mướn luật sư soạn các loại thủ tục hành chánh cho yêu cầu tố tụng dân sự hay hình sự tùy vào các ‘thầy dùi’, đã vậy còn là ám ảnh của ‘vô phúc đáo tụng đình’ nữa chứ.

Theo quy định tại Điều 122, Bộ luật hình sự về tội vu khống, có quy định như sau:

“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Đối với nhiều người; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; đ) Đối với người thi hành công vụ; e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy nếu sắp tới đây phía cơ quan công an kết luận quý bà CEO có hành vi tạo ra những thông tin không đúng sự thực, và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực, thì nếu nội dung của thông tin sai sự thực thể hiện sự xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, rất có thể hành vi này đã cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 122, Bộ luật hình sự.

Lưu ý, quý bà CEO kể trên trong một số ‘livestream’ còn có sự tham gia của phu quân bà ấy. Quý ông này cũng có những phát ngôn tương tự về nội dung tố cáo như phu nhân của mình, và như vậy nếu quý bà CEO bị cáo buộc theo Điều 122, Bộ luật hình sự, thì quý ông đó sẽ chịu sự điều chỉnh tại Điều 20, Bộ luật hình sự về chế định đồng phạm.

Còn nếu như tất cả các kịch bản ở trên không xảy ra, thì có lẽ toàn bộ vụ việc là một vở tuồng màu sắc chính trị phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó trong chính nội bộ đảng cầm quyền.

Quảng Cáo
Bài Liên Hệ
Leave a Comment
Quảng Cáo
WordPress Appliance - Powered by TurnKey Linux