Theo quan điểm của mình thì ta chỉ cần có nghĩa vụ và trách nhiệm nhớ ơn những bậc sinh thành, nhưng người vì ta mà bất vụ lợi. Chẳng hạn, bố mẹ nuôi dạy con cái hầu như không có ai nghĩ đến chuyện sau này con cái báo đáp, nuôi nấng khi về già (vì cũng rủi ro, chắc gì chúng nó đã nuôi được mình!). Ngoài bố mẹ, ông bà, người đỡ đầu…thì có thể có vài người khác dám hi sinh vì ta mà không màng lợi ích. Những người đó ta phải tuyệt đối nhớ ơn. Còn những người/tổ chức khác, như đã nêu trên, chúng ta không có trách nhiệm, nghĩa vụ phải ơn họ, không bắt buộc nhưng ta vẫn có thể nhớ ơn, yêu mến họ, tùy tình cảm. Đó là bởi vì những điều họ làm cho ta không hoàn toàn bất vụ lợi.
Thật vậy, ngay cả thầy cô giáo đa số cũng không dạy HS miễn phí, về mặt kinh tế thì bố mẹ HS là người gián tiếp trả lương cho thầy cô. Sếp trả lương cho ta, thăng chức, dạy nghề cho ta vì ta kiếm tiền, làm được việc cho sếp. Đối tác trả ta tiền vì ta làm thuê cho đối tác. Đảng và CP cũng chỉ là tổ chức to hơn công ty mà thôi, họ không nuôi báo cô ta, không dạy dỗ ta thành người miễn phí, ngược lại, không có những người như ta cày cho họ thì họ cũng chết. Vậy sao phải ơn đảng, ơn CP?
Mấy ông chủ đầu tư BĐS chả có ban ơn gì cho ta được hết, vì ta là khách hàng của họ, không có ta mua nhà thì họ chết đói. Mà khách hàng là thượng đế. Ngay cả việc làm từ thiện, cúng chùa…chúng ta có dám chắc là không vụ lợi? Tối thiểu điều đó khiến chúng ta mua lấy sự sung sướng về tinh thần. Đặc biệt các ông buôn lậu, tham nhũng nhiều lại càng từ thiện, cúng chùa khỏe! Nhiều người dùng vỏ bọc từ thiện để xây dựng hình ảnh để kinh doanh, lừa đảo. Các công ty dùng hàng từ thiện để xả kho, tránh thuế…rất nhiều lợi ích mà không phải ai cũng biết.
Có sự “ban phát” khiến rất nhiều người lầm tưởng là ban ơn, đó là chế độ phúc lợi xã hội, tái phân phối thu nhập ở các quốc gia, đặc biệt là quốc gia dân túy hay CS. Thực ra, chính quyền chỉ lấy tiền của người này để cho người khác, nhưng hoàn toàn vụ lợi. Đó là để mua sự ủng hộ, mua phiếu bầu, mua sự ổn định xã hội (trợ cấp thất nghiệp). Mà chả chế độ nào đẻ được ra tiền để làm điều đó, 1 là họ lấy của người dân khác, 2 là đào tài nguyên bán lấy tiền, dĩ nhiên các lãnh đạo ăn miếng to trước, rồi mới đến kẻ được ban ơn. Nhưng đa số những người được nhận trợ cấp lại đời đời nhớ ơn chính quyền!
Một trường hợp khác nhiều người cũng hay bị hiểu sai. Đó là việc ơn huệ lực lượng vũ trang. Với nhiều nước không có chế độ quân dịch thì quân nhân hay cảnh sát là 1 nghề kiếm cơm như bao nghề khác. QĐ Mỹ đi câu lính thì cũng phải làm phim chiến đấu ta thắng địch thua, cũng phải quảng cáo về binh chủng như tuyển dụng nhân viên công ty. Ở VN có chế độ quân dịch và có cả quân nhân tự nguyện nhưng cơ bản chả ông nào đi bộ đội để chết thay ông khác. Phần nhiều là do chính người đó lựa chọn con đường binh nghiệp. Vì thế nghề bộ đội cũng gần như các nghề khác, về độ nguy hiểm tính mạng khéo chưa bằng thợ xây nhà cao tầng, về đóng góp cho cộng đồng thì chưa bằng người hót rác. Vậy nên ta cũng nên dành cho họ sự tôn trọng nhất định chứ chả phải ơn huệ gì cả. Tương tự với các chú công an. Nhất là bây giờ lực lượng vũ trang lại đang có quá nhiều bổng lộc.
Tóm lại, hầu hết các mối quan hệ kể trên là win – win, không ai phải ơn huệ ai cả. Mối quan hệ ấy càng lành mạnh, rõ ràng thì mối quan hệ càng tốt đẹp. Các bên cùng lắm chỉ dành cho nhau sự tôn trọng nhất định tùy theo cán cân chia sẻ nghiêng về bên nào. Ví dụ, sếp trả lương bạn cao hơn năng lực thật, thì bạn nên kính trọng ông ấy hơn và ngược lại nếu sếp bóc lột được nhân viên thì lại nên kính trọng nhân viên.
Nếu chúng ta có nhận thức chính xác về các mối quan hệ thì sẽ không bị nô dịch bởi những ơn huệ không có thực và có cách cư xử phù hợp với các mối quan hệ. Các chế độ độc tài hay phong kiến đều có xu hướng nhồi sọ dân phải ơn vua, ơn lãnh tụ, để dễ dàng nô dịch họ và làm triệt tiêu sự phản kháng của họ. Rất tiếc là đa số dân các nước đó đều không thoát khỏi não trạng nô lệ vì thiếu hiểu biết.
ƠN ĐẢNG, ƠN CHÍNH PHỦ KHÔNG CHẶN FB!
Leave a Comment