Đó mới đúng bản chất của vụ việc kit test, chứ không phải là nâng khống giá thành bộ kit test để trục lợi như cáo buộc hiện tại đối với vụ án “hút máu nạn nhân cúm Tàu” đang rùm beng ở Việt Nam hai ngày qua.
1.Thử hỏi với cái xưởng “sản xuất” kit test chỉ rộng 10 m2 (như tin của VTV đưa tối qua) với gần chục nhân công không có chuyên môn về y khoa, sinh hóa đang hành sự ở đây, thì làm sau Công ty Việt Á có đủ năng lực sản xuất mỗi ngày 30.000 kit test, xuất ra cho 62 CDC các tỉnh và một số bệnh viện lớn để xét nghiệm cúm Tàu đại trà và liên tục cho gần 100 triệu dân Việt Nam trong gần 2 năm qua. Vậy nên, nghi vấn đặt ra là chúng nó nhập khẩu kit test từ ngoài vào. Nhập của ai? Chỉ có 5 nước sản xuất được kit test realtime-PCR vào thời điểm mà Công ty Việt Á và Học viện Quân y tuyên bố sản xuất thành công kit test cúm Tàu (ảnh 1). Trong đó, Tàu cộng là láng giềng khốn nạn ở ngay bên cạnh, nên là đối tượng dễ dàng tuồn kit test sản xuất ở các xí nghiệp hương trấn của chúng nó sang Việt Nam, để đám này dán nhãn là sản phẩm do Công ty Việt Á sản xuất, rồi trình báo các cấp, bộ, ngành chức năng xin cấp phép lưu hành cho những bộ kit test này. Chính Bộ Khoa học Công nghệ, truyền thông lề phải và đám Kols ruồi nhặng trên mạng xã hội đã tung hô “kit test của Công ty Việt Á đã được WHO cấp phép lưu hành”, trong khi WHO chỉ mới tiếp nhận hồ sơ do chúng nó trình lên vào tháng 4/2020, và cấp mã tham chiếu để thẩm định, nhưng đến tháng 10/2020 thì WHO đã thông báo là “không đồng ý cấp phép lưu hành khẩn cấp cho sản phẩm kit test có nguồn gốc không rõ ràng này (ảnh 2).
Như vậy, là có sự toa rập dối trá giữa Công ty Việt Á, Học viện Quân y, Bộ Bộ Khoa học Công nghệ, truyền thông lề phải và đám Kols ruồi nhặng trên mạng xã hội bơm thổi cho hoạt động dối trá, sau đó là lừa đảo để trục lợi này.
2. Đến lượt các cơ quan chức năng, đứng đầu là Bộ Y tế đã định giá cao cho việc xét nghiệm, theo đó, giá kit cũng được định giá cao ngất trời, để Công ty Việt Á kiếm lời khủng khiếp, rồi share lợi nhuận đó cho các CDC (mà rõ ràng nhất là CDC Hải Dương vừa xộ khám và những CDC khác đang trong vòng điều tra). Như vậy Bộ Y tế phải chịu trách nhiệm trong việc này, chứ không thể nói khơi khơi là “do doanh nghiệp tự định giá thiết bị y tế, sinh phẩm, kit test…”, như trả lời của Nguyễn Thanh Long, bộ trưởng Bộ Y tế trước công luận cách đây mấy tháng.
Thậm chí, đã có cảnh báo việc test đại trà liên tục này có thể là tạo ra nguồn lây nhiễm chéo cúm Tàu. Chẳng hạn như gia đình tôi, suốt 3 tháng 7, 8 và 9, chỉ có 2 vợ chồng ở trong 4 bức tường của căn hộ chung cư, không hề bước ra ngoài, không tiếp xúc với ai, sao cứ 3 ngày, sau đó là 6 ngày, lại phải đi test 1 lần để đối mặt với hiểm nguy lây nhiễm chéo từ cộng đồng. Kết quả là bà xã tôi phải bị chọc mũi để test cúm Tàu tới 10 lần, còn tôi thì bị 4 lần. May mà chúng tôi không có kết quả dương tính nên không nhập viện và bị cách ly. Nhưng nhiều nơi, nhất là ở Sài Gòn, đang yên đang lành thì bị lùa đi chọc mũi, kết quả là sau khi chọc mũi thì có người bị dương tính (từ cái kit test dỏm này, nên có thể là kết quả dương tính dỏm). Và vì là dương tính nên họ bị quy là F0, rồi bị đưa đi cách ly. Biết đâu, trong khi cách ly thì họ bị lây nhiễm chéo, rồi bị mắc bệnh và qua đời (ảnh 4).
Như vậy là từ đang yên lành ở trong nhà, sau khi bị lôi đi test thì thành F0, trong khi chưa chắc kết quả test là đúng, khiến người lành trở thành bệnh nhân, bị lôi cổ đi cách ly tập trung và mắc bệnh rồi chết. Thế thì đám bán kit test này và những kẻ liên quan đã phạm tội “ngộ sát”, tức là giết người không chủ ý.
Vậy thì, cần phải điều tra cho rõ ngọn ngành, từ Bộ Y tế, tới chính quyền và CDC ở các địa phương ra sức ép buộc người dân đi test từ những bộ kit test dỏm kia, để làm rõ chân tướng vụ việc và bắt chúng nó đền tội, chứ không chỉ nhắm vào tay lừa đảo tên là Phan Quốc Việt kia, bắt hốt là xong chuyện./.
Leave a Comment