Trong đêm tưởng niệm đồng bào tử nạn vừa qua, hình ảnh này có lẽ là đẹp nhất.
Một dãy nến được thắp lên thứ tự, ngay ngắn, lặng lẽ, nguyện cho đồng bào được yên nghỉ.
Mộc mạc mà đẹp, bởi vì không phải ngôn ngữ truyền thông, không ồn ào, không phân chia giai cấp, không khẩu hiệu màu mè, không ghi đâu là dành cho ai “tử vong” cho ai “hy sinh”, lặng lẽ mà chạm tới trái tim.
Hình ảnh này, làm tôi nhớ mỗi khi Tết đến, trong đêm 30, tôi ở làng Hà Tây -Triệu An- Triệu Phong, quê tôi nhiều trong đêm giữa bầu trời đen kịt, vẫn đâu đó có mỗi bàn gồm nhang đèn và hoa sau khi cúng giao thừa xong.
Nhiều gia đình họ đã để ngọn đèn dầu leo lét, hoà trong cái lạnh buốt toát lên vẻ huyền bí. Lúc nhỏ vẫn thắc mắc với ông nội sao thấy người ta để cái bàn đèn với hoa trong đêm giao thừa làm gì? Nội không nói chỉ nói lớn lên con sẽ hiểu.
Và một ngày tôi lớn, tự hiểu và hỏi thăm cho chính xác, nội kể cái đêm giao thừa người Dân quê tôi nhiều người để cái bàn nhang đèn là để mời người thân đã bị sát hại trong cái đêm giao thừa năm Mậu Thân về ăn tết cùng.
Tôi có một lần đón giao thừa ở Huế, lượn một vòng thành phố Huế thì sẽ chứng kiến những bàn thờ nhỏ trước cửa ngõ nhà vào đêm 30 dày đặc hơn. Thì ra, đó là cách người Huế hay vùng quê tôi tưởng nhớ về người thân đã không may bị Việt cộng lùng và sát hại trong cái đêm Mậu Thân ấy.
Em con ông chú với nội tôi là người đã bị cán binh Việt cộng lùng bắt, trong cái đêm giao thừa năm 68, tới mùng 4 tết mới tìm thấy bị chôn trong cái hố già 1m, cách nhà chừng 500m với tình trạng 2 tay bị trói quặt lui đằng sau với cái đầu gần như lìa khỏi cổ.
Nhìn người Saigon tưởng niệm cho đồng bào tử vong vì covid, tôi chợt nhớ chuyện xưa…
Nỗi ám ảnh kinh hoàng, từ quá khứ tới hiện tại, sẽ không biết bao giờ mới nguôi?
———
Ảnh: Trần Văn Phát
Leave a Comment