Để bài trừ vấn nạn dạy thêm, thay vì giảm tải chương trình giáo dục phổ thông (đặc biệt ở cấp tiểu học) và xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa thì Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đòi đưa “sự nghiệp dạy thêm” vào “Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện”.
Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư gồm 227 ngành nghề. Như vậy, “Kinh doanh dạy thêm” được xếp ngang hàng với các ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ xoa bóp; Kinh doanh thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị; Kinh doanh dịch vụ cầm đồ; Kinh doanh xổ số, Kinh doanh đặt cược, Kinh doanh ca-si-nô (casino); Kinh doanh dịch vụ nổ mìn; Kinh doanh rượu; Kinh doanh bảo hiểm…
Theo các Thông tư liên tịch của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục & Đào tạo 20-23/2015 về ban hành chức danh nghề nghiệp giáo viên, thì giáo viên đứng lớp đã rất khổ sở, tốn kém nhiều thời gian, chi phí, sức khỏe để “chạy” những chứng chỉ như ngoại ngữ theo chuẩn Châu Âu, Tin học, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp…
Thí dụ, một giáo viên trung học phổ thông hạng 3 (đứng lớp và không có chức vụ) ngoài bằng tốt nghiệp đại học sư phạm (hoặc chuyên ngành) phải có “chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm”; “chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2” và “chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản”. Riêng giáo viên dạy ngoại ngữ thì phải có “chứng chỉ ngoại ngữ bậc 2” với ngoại ngữ thứ hai. Nếu giáo viên dạy ở nơi có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc phải có “chứng chỉ tiếng dân tộc”.
Ngày10/1/2019, tại hội thảo góp ý các nội dung về chính sách nhà giáo trong dự thảo luật Giáo dục sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng cần có quy định về “cấp chứng chỉ hành nghề giáo viên”, nhưng rất may là Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/20020) không đưa quy định này vào.
Bộ Giáo dục cố ý duy trì duy trì chương trình giáo dục nặng nề, độc quyền giao cho bọn “tiên sư giáo sĩ” soạn sách giáo khoa giành giật chức năng soạn sách của các giáo viên dày dặn kinh nghiệm khiến cho học sinh không tài nào tiếp thu nổi kiến thức tại lớp học; và khiến cho giáo viên mượn cớ để dạy thêm. Cuối cùng bộ trưởng viện cớ cấp giấy phép con dạy thêm!
BKM
Leave a Comment