Có nhiều nguyên nhân buộc Fulbright Việt Nam phải hủy sự kiện sách của cựu Đại sứ Mỹ Ted Osius. Thứ nhất, vì ai đó không thích. Thứ hai, có thể Tô Lâm đã gọi cho Võ Văn Thưởng đề nghị “chia lửa” để “pha loãng” vụ thịt bò bít-tết. Thứ ba, biết đâu chính Chủ tịch Phúc dị ứng với đoạn Ted kể lại chuyện Trump chuẩn bị tiếp ông ta tại Nhà Trắng… Khi sống mòn mỏi trong một “trại súc vật”, không ai biết tiếng sủa của con khoẻ nhất trong bầy là của con nào.
Hãy phân tích từng lý do một để tìm hiểu cái hữu lý của mỗi nguyên nhân.
“Có vẻ như ai đó không thích”. Lý do đầu tiên Ted đưa ra cho BBC là như thế. Trả lời như vậy thì trúng phắp rồi. Không hổ danh làm Đại sứ Mỹ ở Việt Nam suốt mấy năm trời với câu phỏng đoán đầy tính bao trùm này. Ted Osius hiểu Việt Nam lắm. Chúc mừng ông, Mr. Ambassador! Ngay cả trong phỏng đoán khái quát này cũng có thể mổ sẻ ra nhiều tình huống khác nhau. Nhưng thôi, đừng “chẻ sợi tóc làm tư” chi cho mệt. Chúng ta sẽ trở lại câu chuyện “có vẻ như ai đó không thích” cuối cùng. Bây giờ hãy phân tích những nguyên nhân rất thời sự gần đây, trả lời cụ thể hơn cho phỏng đoán “ai đó” của ngài đại sứ.
Phỏng đoán thứ hai, từ châu Âu Bộ trưởng Tô Lâm có thể đã gọi điện cho Trưởng ban Tư tưởng – Văn hoá Võ Văn Thưởng. Câu chuyện ông Lâm “đớp” miếng bít-tết cỏn con hơn ngàn USD (May mà ít ai phát hiện ra chai rượu vang đỏ mấy ngàn USD nữa ngay bên cạnh đĩa thịt bò!) ai dè biến thành cuộc khủng hoảng truyền thông. Nước mình chưa có văn hoá xin lỗi, mà ai lại xin lỗi bọn tiện dân nhỉ, thì đành nhờ ông trùm về báo chí lăng-xê một sự kiện để “làm loãng” câu chuyện miếng bít-tết đau đầu suốt cả tuần nay. Chưa dẹp được nỗi bất bình của bác Cả thì hãy “chia lửa” bằng một khủng hoảng truyền thông khác. Trời ơi, nghe đâu Facebook đang cho điều tra và đã bỏ chặn từ khoá tìm kiếm vụ ăn thịt bò vàng.
Facebook suốt ngày cứ đóng đóng mở mở thế này thì làm sao mà đánh chìm vụ “bò dát vàng” được? Đúng là “phúc bất trùng lai…”. Việt Nam thường xuyên yêu cầu các công ty truyền thông xã hội kiểm duyệt nội dung “chống phá đảng và nhà nước”. Năm ngoái, Việt Nam đã đe dọa đóng cửa Facebook trong nước nếu họ không xóa thêm nội dung chính trị tại địa phương khỏi nền tảng của mình. Ngặt nỗi lần này, chuyện xảy ra bên trời Tây và cũng chưa biết lực lượng nào đứng đằng sau vụ này để hại Bộ trưởng. Bắt FB gỡ màn quảng cáo của nó đã tốn bao nhiều tiền rồi, nay không biết ai lại đưa tiền để nó đăng trở lại. Thế hoá ra tay này ăn cả hai đầu à?.
Thứ ba, biết đâu chính Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc vẫn còn chưa nguôi ngoai sau cơn giận trong chuyến đi trình diễn ngoại giao ở Liên hiệp quốc (New York) và các cuộc tiếp xúc song phương tại Wasington DC. Bộ Ngoại giao Việt Nam mất bao nhiêu công sức lobby để có một cuộc gặp với Tổng thống Biden ở LHQ, thậm chí chỉ cần bắt tay, “say hello”, để lấy bức ảnh tăng thêm giá trị cho chuyến đi, cũng hỏng. Trong khi Phạm Minh Chính ở Glasgow, Anh quốc thì Tổng thống Biden lại chủ động tiến đến, tay bắt mặt mừng. Mà Chủ tịch nước thì phải oai hơn Thủ tướng chứ! Cái xứ cờ hoa này chẳng hiều gì về thang bậc lễ tân của xứ Đại Việt cả!
Đấy là chưa nói tay Ted Osius này còn đưa cái tên cúng cơm của Nguyễn Xuân Phúc ra làm trò đùa. Hình như cái tên Mr. Phúc trong tiếng Mỹ nó phát âm gần với một từ nào đấy không lấy gì làm lịch lãm cho lắm (!) Tổng thống Trump vô duyên đã đành, hai thầy trò còn bỡn cợt với cái tên cha mẹ đặt cho ông. Và tay Đại sứ này lại còn kể khá chi tiết trong cuốn sách của hắn. Để giao lưu với dân, hắn lại đưa câu chuyện ấy ra đàm tiếu thì còn gì là cái oai của “Thánh thượng” nữa. Câu chuyện “sau cánh gà” của cuộc gặp với Tổng thống Mỹ khiến ông Phúc không vui. Đã thế thì huỷ buổi ra mắt sách của Ted đi cho bỏ tức.
Thứ tư, cuốn sách “Không gì là không thể” của Ted Osius có nhắc tới một khoảnh khắc không được hoàn hảo thời ông ta làm đại sứ ở Việt Nam. Đó là lúc Ted bố trí để Tổng thống Obama có kế hoạch gặp mặt với một số nhà hoạt động của xã hội dân sự tại khách sạn nơi ông đang ở. Cuối cùng Tổng thống chỉ gặp được một vài người trong ấy chứ không phải tất cả họ. Đó thực sự là một điều thất vọng, bởi vì Ted không thấy có mối đe doạ nào từ việc tổng thống Mỹ gặp mặt với một số thành viên của xã hội dân sự.
Lý do thứ năm, mà có thể đây là ngyên nhân quan trọng hàng đầu: đã có một “đầu nậu” nào đó “ôm” toàn bộ xuất bản phẩm của Ted Osius, nhưng bây giờ hắn nhận ra đã tính nhầm. Cuốn “Không gì là không thể” hoá ra không phải là loại sách dễ tiêu thụ nhanh. Hắn đành bỏ tiền thuê làm một “mini crisis” (khủng hoảng truyền thông quy mô nhỏ). Sau khi chính quyền tuyên bố huỷ sự kiện sách, một hình thức cấm lưu hành, sách của Ted sẽ bán đắt như tôm tươi. Các quan chức Việt Nam là loại có tiền nhưng chẳng bao giờ đọc sách. Trong thâm tâm họ chẳng ghét Mỹ mà cũng chẳng ưa gì Trung Quốc. Họ chỉ thích “ông Washington” (đồng USD), mà muốn có nhiều tiền thì chỉ có làm ăn với Trung Quốc. Họ lại quả mỗi dự án từ 30 – 40%.
Cuối cùng là “tổ hợp” của tất cả những nguyên nhân kể trên khiến cho ai đó vốn đang bị “hội chứng Mỹ” chi phối, nên quyết định huỷ luôn sự kiện sách. Thật ra “ai đó” đã cố vấn nhầm cho lãnh đạo cấp cao. Ted tuy không làm đại sứ nữa, nhưng trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN, sự hỗ trợ của ổng rất quan trọng đối với Việt Nam trong tình hình kinh tế bết bát. Ted Osius đã bày tỏ thất vọng về sự việc và ông nói với BBC News Tiếng Việt hôm 4/11: “Có vẻ như ai đó không thích nội dung cuốn sách”. “Ai đó là ai” thì có lẽ chỉ có Võ Văn Thưởng mới biết một cách chính xác, người đã ra lệnh cho ông. Khi cả nước là một “trại súc vật” thì khó biết biết tiếng sủa của con khoẻ nhất trong bầy là của con nào…
HT
Leave a Comment