khởi tố, bắt, kết luận điều tra để đưa ra xét xử với nhân vật này đã đầy những tình tiết bất ngờ hiếm có.
“Câu giờ”?
Thế rồi trong phiên tòa bắt đầu từ hôm nay, lại xảy ra một tình tiết đặc biệt hiếm có nữa: hóa ra Nguyễn Duy Linh bị “bệnh đặc biệt hiểm nghèo”.
Đó cũng là khởi nguồn cho lý do luật sư của bị cáo đề nghị triệu tập … vợ bị cáo đến tòa để … xét nghiệm, xác minh căn bệnh đó. Sao mấy tháng nằm viện lại không xét nghiệm, nay xét nghiệm tại tòa thì giải quyết được gì? Không rõ.
Không những vậy, luật sư còn đề nghị hoãn phiên tòa, vì trước đó chưa có đủ thời gian làm việc với bị cáo, đồng thời tình trạng bệnh tật đến mức “có thể tử vong”.
Nhưng cả Viện và Tòa đều không đồng ý với các đề nghị đó. Đáng chú ý, theo báo đưa, phía Viện Kiểm sát còn nhấn mạnh tình tiết bị cáo hiện đang điều trị tại bệnh viện của … Bộ Công an. Thế nhưng, trước ngày xét xử, phía bệnh viện cũng đã có văn bản thể hiện “có đủ sức khỏe để tham dự phiên tòa”.
Kết quả, tòa vẫn tiếp tục, trong hai ngày. Có điều lạ là mới chỉ buổi sáng, khi tới phần khai của Nguyễn Duy Linh, âm thanh lại bị trục trặc.
Nguyên Tổng cục phó tình báo Nguyễn Duy Linh đối mặt tội danh với khung hình phạt tới mức tử hình: chứng cứ liệu có thuyết phục?
Nhận xét
Với những gì bản Cáo trạng nêu, nhận hối lộ đến 5 tỷ đồng, khả năng bị cáo bị tuyên án tử là rất có thể.
Vấn đề sinh tử lúc này hầu như chỉ còn là:
Nhận tội+khắc phục => chung thân.
Không nhận tội (đương nhiên không khắc phục hậu quả) => tử hình.
Trong thời gian hỏi cung, bị cáo đã không nhận tội. Vậy việc ra tòa lại nhận tội không phải là điều dễ dàng.
Diễn biến phiên tòa ngay buổi sáng đã cho thấy, Linh vẫn chỉ công nhận là có nhận quà lặt vặt thôi, phủ nhận việc nhận hối lộ 5 tỷ.
Kinh nghiệm vụ Nguyễn Bắc Son, theo luật sư cho biết, việc phủ nhận tội nhận hối lộ, rồi cuối cùng lại phải nhận tội, gia đình nộp tiền, thoát án tử, đã diễn ra khá kịch tính.
Từ đó đối chiếu với vụ Nguyễn Duy Linh này, tuy cấp chức thấp hơn Nguyễn Bắc Son, nhưng thế lực lại lớn hơn rất nhiều, thì diễn biến phiên tòa như nói trên là điều dễ hiểu.
Nếu không nhận tội, phải lĩnh án tử, để rồi hy vọng có những diễn biến nào đó trước phiên phúc thẩm sẽ là cách mạo hiểm, và trước mắt phải trả giá không nhỏ cho “uy tín” gia đình bị cáo.
Thêm nữa, cũng lại phải xem đến kinh nghiệm với vụ Dương Chí Dũng – Phạm Quý Ngọ. Liệu Nguyễn Duy Linh sẽ khai ra những gì nữa để “lập công chuộc tội”, tránh khỏi án tử? Và sẽ phải đề phòng những “sự cố” gì tương tự như với Phạm Quý Ngọ? Bởi cái “bệnh đặc biệt” kia có phải từ lâu, hay là (thực sự) mới bị?
Có vẻ như đây là một cú “đột phá khẩu” cho công cuộc “đốt lò”./.
Ba Sàm
Leave a Comment