Theo cục thống kê cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 15/8 thì ngân sách nhà nước thặng dư 83.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 16/9 ông Bộ trưởng tài chính Hồ Đức Phớc cho biết “hiện nay ngân sách nhà nước rất khó khăn, ngân sách trung ương gần như không còn đồng nào, hàng chục ngàn chiến sĩ công an, quân đội đang tham gia chống dịch ở phía Nam, nhưng không có ngân sách để cấp. Ngân sách dự phòng thì đã hết.” Câu hỏi đặt ra là tại sao chỉ trong vòng 1 tháng mà ngân sách nhà nước từ thặng dư 83.000 tỷ bỗng chốc sụp đổ? Nguyên nhân là đâu?
Đất nước có 63 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, nhưng chỉ có 16 địa phương là đóng góp, còn lại là các tỉnh ăn bám. Trong 16 tỉnh đóng góp cho ngân sách Trung ương ấy, 5 vị trí đầu theo thứ tự là: TP. HCM đóng góp 27,5% cho ngân sách Trung ương, thứ nhì là Hà Nội đóng góp 16%, Bà Rịa – Vũng Tàu đóng góp 5,6%, Đồng Nai đóng góp 3,9%, Bình Dương góp 3,6%. Riêng Khánh Hòa không thuộc về top 5 nhưng cũng góp 1,6% ngân sách. Như vậy 6 tỉnh bị Covid tấn công mạnh phải phong tỏa là nhóm đóng góp đến 58,1% ngân sách cho trung ương. Nếu để kinh tế 6 địa phương này sụm thì ngân sách trung ương sẽ sụm theo mà thôi. Mà để kinh tế không sụm thì phải chọn cách phong tỏa nào cho hợp lý. Bài học từ các nước trên thế giới thì có nhiều, việc của chính phủ là chọn cách phong tỏa phù hợp mà cũng không làm được.
Phong tỏa cứng kiểu Việt Nam nó đưa đến 5 cái hại, đó là:
– tốn ngân sách ngân sách vô ích,
– tốn nhân lực vô ích,
– làm đứt gãy chuỗi cung ứng,
– dân và doanh nghiệp khốn đốn,
– kinh tế địa phương kiệt quệ nhanh chóng.
Ngược lại, phong tỏa mềm kiểu Thái Lan và Úc lại mang đến 5 cái lợi, đó là:
– tiết kiệm ngân sách,
– tiết kiệm nhân lực,
– duy trì được chuỗi cung ứng,
– không tạo khó khăn cho dân và doanh nghiệp,
– nền kinh tế vẫn hoạt động tốt.
Phải nói rằng, 4 tỉnh và 2 thành phố đang bị covid tấn công nặng nhất hiện nay chính là 6 “cỗ máy in tiền” cho ngân sách trung ương. Áp dụng biện pháp phong tỏa cứng cho 6 địa phương này thì điều đó có nghĩa là Chính phủ ông Phạm Minh Chính đã tự tay đập vỡ các “cỗ máy in tiền” cho ngân sách. Mồm thì hô hào “mục tiêu kép” nhưng trong chính sách thì lại đập nát những “cỗ máy in tiền” mạnh nhất thì phải nói là không còn gì để nói. Một ông thủ tướng từng được ca ngợi là vừa làm công an vừa viết sách kinh tế, tuy nhiên ngay trong mùa dịch này đã cho thấy tất cả. Năng lực của ông Phạm Minh Chính và nội các của ông thế nào thì kết quả đã cho biết tất. Không có khả năng tiên liệu, và nguy hiểm hơn là không chịu học hỏi cách chống dịch của các nước khác cho nên đã đưa đến hệ lụy vô cùng tệ hại như hôm nay.
Theo báo chí cho biết, trong 8 tháng đầu năm có 85.000 doanh nghiệp trong nước giải thể, tuy nhiên ngân sách lại bội thu đến 83.000 tỷ sau 8 tháng. Như vậy là doanh nghiệp trong nước không ảnh hưởng quá nhiều đến ngân sách. Doanh nghiệp trong nước chết nhiều mà ngân sách vẫn bội thu nó nói lên vai trò to lớn của FDI với ngân sách nhà nước. FDI mà đi thì nền kinh tế Việt Nam sẽ mất hết nội lực và ngân sách sẽ khuyết một lỗ trống khổng lồ. Rõ ràng thực tế cho thấy như thế.
Nếu để ý kỹ thì tỉnh nào có đầu tư nước ngoài lớn thì tỉnh đó giàu có. Điều đó cho thấy vai trò rất lớn của FDI đối với nền kinh tế địa phương. FDI làm ra hơn 70% hàng hóa xuất khẩu cho cả nước, vậy nên, ngân sách nhà nước phần lớn cậy nhờ vào thành phần doanh nghiệp này là điều dễ hiểu. Mới đầu tháng 9, báo chí cho biết Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản – JCCH có văn bản kiến nghị gửi UBND TP. HCM nói rằng, nếu để đứt gãy chuỗi cung ứng thì họ sẽ rút. Được biết Nhật Bản là nước đứng đầu trong các nước rót FDI vào Việt Nam nên lời cảnh cáo của họ là rất nghiêm trọng. Tới đây, mọi người có thể hình dung ra là phản ứng dây chuyền của chính sách sai. Vì phong tỏa cứng dẫn tới chuỗi cung ứng bị đứt gãy, chuỗi cung ứng đứt gãy thì FDI rút, mà FDI đóng vai trò lớn trong việc nộp thuế, nên khi FDI rút thì ngân sách sẽ cạn, thậm chí cạn rất nhanh. Lỗi này ai là người chịu trách nhiệm lớn nhất? Ông Phạm Minh Chính chứ không ai khác.
Ông Phạm Minh Chính là một con người ngoan cố, đã sai thì quyết che đậy chứ không chịu lắng nghe “bọn dân đen”. Chính vì thế mà khi Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản – JCCH đưa ra lời cảnh cáo thì ông Chính lại cho ông Hoàng Anh Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế -Bộ Thông tin và Truyền thông trấn an rằng, sẽ không có chuyện dòng vốn FDI rời khỏi Việt Nam. Một ông tuyên giáo mà nói chuyện kinh tế thì biết là nói xạo, nói theo lệnh cấp trên chứ biết gì mà phán?
Cái sai đã rành rành, thay vì đổi cách chống dịch để cứu lấy nền kinh tế, ông Phạm Minh Chính lại nhờ cái mồm tuyên giáo che đậy sai lầm. Cho đến bây giờ, chỉ qua 6 tháng cầm quyền, Phạm Minh Chính đã cho thấy ông là một con người vừa bất tài vừa ngoan cố, rất nguy hiểm cho đất nước. Ông Phạm Minh Chính này! Nếu có liêm sỉ ông hãy rời khỏi chiếc ghế thủ tướng, chiếc ghế là quá tầm đối với ông./.
-Đỗ Ngà-
Tham khảo:
https://vneconomy.vn/8-thang-dau-nam-ngan-sach-thang-du…
https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/bo-truong-ho-duc-phoc…
https://thuvienphapluat.vn/…/ti-le-ngan-sach-dia-phuong…
https://www.thuonggiaonline.vn/nhung-tinh-thanh-nao-nop…
https://vnexpress.net/ty-le-ngan-sach-tp-hcm-duoc-giu-lai…
https://vietnamfinance.vn/tp-hcm-doanh-nghiep-fdi-lo-dut…
https://thanhnien.vn/…/85000-doanh-nghiep-roi-khoi-thi…
Leave a Comment