Khi đi học, những học sinh đội sổ thích ngồi cuối lớp để thầy cô ít nhớ mặt gọi tên hỏi bài, giảm tình huống ú ớ, đớ lưỡi không trả lời được, ngượng với bạn bè… Từa tựa bí thư Kiên Giang ú ớ đớ lưỡi không trả lời được những câu hỏi của thủ tướng.
Để chữa ngượng, những học sinh đội sổ thường sử dụng “triết lý”… Ỷ làm thầy cô hạch hỏi vặn vẹo học sinh, chứ nếu thầy cô mấy ổng bả bất ngờ bị hạch hỏi, vặn vẹo, chắc gì mấy ổng bả không ú ớ, đớ lưỡi…? Bày đặt… !
Có khi ông bí thư Kiên Giang cũng lầm bầm.. Ỷ làm thủ tướng hạnh họe, vặn vẹo, chứ nếu cấp trên của ổng bất ngờ hạch hỏi, vặn vẹo, chắc gì ổng không… ? Bày đặt…
Bởi mang danh đội sổ thì sợ gì chuyện ú ớ, đớ lưỡi… Chỉ sợ câu tục ngữ : “Tiếng lành đồn xa tiếng dữ đồn ba ngày đường”, nhất là thời đại kỹ thuật số, việc bí thư Kiên Giang ú ớ, đớ lưỡi, không trả lời được những câu hỏi của thủ tướng, ngay lập tức mạng xã hội đồn ầm, cả thế giới đều biết thì không chết ngượng mới lạ.
Cũng như câu tục ngữ :”Ở bầu thì tròn ở ống thì dài”, ai mà chẳng hiểu, chỉ có rắn rít, lươn chình… thích ở ống vì mình dài. Nhưng đến nay người ta mới hiểu, không chỉ rắn rít, lươn chình… Ở ống, mà những con người cùng đường cũng có thể phải ở trong ống cống. Tuy nhiên, chắc thân thể những người ở trong ống cống không dài như rắn rít, lươn chình.. Chỉ có cổ dài vì rất có thể dài cổ chờ cứu trợ.
Nhưng hay nhất vẫn là câu ca dao :
Trăm năm bia đá cũng mòn
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.
Bởi, có thể có người không nhớ Trần Hưng Đạo là ai, song việc lãnh đạo TPHCM tịch thu lư hương trước tượng đài Trần Hưng Đạo tại Sài Gòn thì ai ai cũng nhớ, bia miệng đến mai sau.
Cũng như có thể có người không biết Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ và vua Quang Trung là một hay hai người, song bia miệng Trần Ích Tắc và Lê Chiêu thống thì không ai không biết. Bia miệng gần ngàn năm qua và sẽ còn bia miệng đến muôn đời sau./.
Leave a Comment