Clive Hamilton: Trung Quốc muốn gì?

- Quảng Cáo -

Phạm Phú Khải – VOA

Cho đến lúc viết bài này, 3 tháng 9 năm 2021, theo John Hopkins University, gần 219 triệu người trên thế giới bị nhiễm Covid-19, 4.5 triệu tử vong, 5.3 tỷ liều vaccine, trong đó hơn 1 tỷ đã được tiêm trong vòng 28 ngày qua.

Đại dịch Covid-19 được gần như mọi quốc gia trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc, thừa nhận rằng nó bắt đầu từ thành phố Vũ Hán. Vấn đề hiện vẫn là giả thuyết, và gây tranh cãi, là nó bắt nguồn từ khu chợ hải sản ở Hoa Nam, hay từ phòng nghiên cứu hóa học cách khu chợ đó 40 phút lái xe?

Bắc Kinh rõ ràng không muốn chịu trách nhiệm cho bất cứ tai hại nào họ gây ra. Úc là một trong các quốc gia đầu tiên kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19. Vì lý do đó, Úc đã bị Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ, kể cả trừng phạt về thương mại, không cho nhập cảng nhiều hàng hóa từ Úc, trong suốt năm 2020. Cho đến nay Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cũng như cộng đồng tình báo Hoa Kỳ, đều chưa thể đi đến kết luận nào chắc chắn. Lý do là vì Trung Quốc không thành thật hợp tác và vì vậy, các cuộc điều tra nghiên cứu chưa có đủ thông tin để đi đến kết luận. Càng điều tra tìm hiểu thì lại sinh ra càng nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời.

Giáo sư Clive Hamilton
- Quảng Cáo -

Trong bài viết trên nhật báo The Sydney Morning Herald vào ngày 18 tháng 7, giáo sư chính trị học Clive Hamilton biện luận rằng, bao nhiêu cản trở này có thể làm cho chúng ta sẽ không bao giờ biết được sự thật. Hamilton nói: “Thông tin quan trọng đã bị giữ lại, các ngân hàng dữ liệu đã bị can thiệp, các cuộc điều tra chính thức đã bị cản trở, một số nhà khoa học quá lo ngại phát biểu trong khi những người khác lại che dấu, các tạp chí uy tín đã đặt vấn đề chính trị trước khoa học, và những điều tra quan trọng đã bị dập tắt sau những cáo buộc phân biệt chủng tộc.”

Giáo sư Clive Hamilton là người không xa lạ với các hoạt động gây ảnh hưởng và can thiệp của Bắc Kinh tại Úc và trên toàn thế giới. Họ âm thầm ảnh hưởng và can thiệp vào chính trị nội bộ của Úc, và quấy phá các cộng đồng người Hoa tự do trong bao nhiêu năm qua, nhưng lúc nào cũng giấu tay. Hamilton đã viết hai cuốn sách “Cuộc xâm lược thầm lặng: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc” (Silent Invasion: China’s Influence in Australia), và “Bàn tay ẩn: Vạch trần Đảng Cộng sản Trung Quốc đang định hình lại thế giới như thế nào (Hidden Hand: Exposing How the Chinese Communist Party is Reshaping the World).

Tôi cũng từng viết một số bài đề cập đến tác phẩm và tác giả Clive Hamilton (12345). Hamilton là người có công lớn trong việc nhìn ra được, và xung phong đi đầu nghiên cứu và vạch trần các ảnh hưởng và can thiệp từ Bắc Kinh. Sau đây là cuộc trò chuyện ngắn giữa tôi, Phạm Phú Khải, và giáo sư Clive Hamilton.

Quý độc giả có thể đọc phần hỏi đáp bằng tiếng Anh đính kèm.

***

Phạm Phú Khải: Khi xuất bản “Cuộc xâm lược thầm lặng” vào năm 2018, ông đã cảnh báo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tham gia vào một chiến dịch có hệ thống nhằm gây ảnh hưởng chính trị ở Úc. Vào thời điểm đó, nhiều học giả và chính trị gia ở Úc hoan nghênh cuốn sách của ông, nhưng những người khác vẫn hoài nghi. Kể từ đó, ĐCSTQ đã thêm, chứ không phải bớt, quyết đoán và hung hăng ở Úc và các nơi khác. Ông có nghĩ rằng ngày càng có nhiều người ở Úc và khắp nơi trên thế giới chia sẻ quan điểm của ông không?

Clive Hamilton: Tình hình đã thay đổi hoàn toàn trong ba năm qua. Trong năm 2018, hầu như không ai chỉ ra mối đe dọa về ảnh hưởng và sự can thiệp của Bắc Kinh. Giờ đây, công chúng đã nhận thức rõ ràng và ủng hộ mạnh mẽ các biện pháp của chính phủ nhằm đẩy lùi Bắc Kinh. Những nhà trí thức và bình luận gia có thiện cảm với Bắc Kinh hầu hết đã im lặng.

Phạm Phú Khải: Các báo cáo gần đây của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, Tổ chức Ân xá Quốc tế, Freedom House và nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên khắp thế giới, đều nêu lên những lo ngại nghiêm trọng về những vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ đối với hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Hồng Kông, và tất nhiên là cả người Hán tại đại lục. Theo ông, mối đe dọa lớn nhất mà ĐCSTQ gây ra cho khu vực và thế giới là gì?

Clive Hamilton: Chính quyền Trung Quốc cấp vốn và vận hành một hệ thống tuyên truyền đối ngoại khổng lồ. Nó nằm dưới nhiều hình thức, bao gồm cả việc gây ảnh hưởng đến các nhà báo và phương tiện truyền thông chính thống, và tích cực lan truyền thông tin sai lệch (tin giả) trên các nền tảng như Twitter và Facebook. Ở một số quốc gia, nó đã khá hiệu quả trong việc thay đổi nhận thức về Trung Quốc, ví dụ như ở châu Phi.

Tuy nhiên, chính sách ngoại giao ngày càng hung hăng của Trung Quốc đã khiến sự ủng hộ hoặc thiện cảm đối với Trung Quốc ở các nước phương Tây như Úc và nhiều nước khác bị sụp đổ. Việc dập tắt các cuộc biểu tình ủng hộ chế độ dân quyền ở Hồng Kông đã gây thiệt hại lớn cho hình ảnh toàn cầu của Bắc Kinh. Chính sách ngoại giao chiến binh sói của họ dường như nhằm mục đích bịt miệng những người chỉ trích họ bằng phương thức đe dọa và dọa nạt, nhưng nó dường như đang phản tác dụng.

Phạm Phú Khải: QUAD, G7 và các quốc gia dân chủ khác cần làm gì để thay đổi hướng đi của Trung Quốc dưới sự chỉ đạo của Tập Cận Bình? Chương trình nghị sự của Trung Quốc có thể được phản bác lại không?

Clive Hamilton: Chuyên môn của tôi liên quan đến các hoạt động gây ảnh hưởng của ĐCSTQ hơn là phân tích địa chiến lược, vì vậy, có những người khác tốt hơn để trả lời câu hỏi này.

Phạm Phú Khải: Theo ý kiến của ông, những cách tốt nhất, nếu có, để đối phó với Trung Quốc để tránh một cuộc chiến toàn diện, hay còn gọi là Bẫy Thucydides?

Clive Hamilton: Tôi không tin rằng Bẫy Thucydides là một cách hữu ích để suy nghĩ về tình huống.

Điều quan trọng là các quốc gia phải ngăn chặn việc ĐCSTQ giành được những người bạn ủng hộ họ trong giới tinh hoa quốc gia. Điều này đòi hỏi, trong số những thứ khác, một cấu trúc luật và quy định để bảo vệ đất nước khỏi sự can thiệp của ĐCSTQ. Lời khuyên tốt nhất cho các chính phủ là, trước những lời đe dọa của Bắc Kinh, đừng lùi bước.

Ngoài ra, điều quan trọng là tiếp tục phát triển quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia khác muốn bảo vệ chủ quyền của họ khỏi ảnh hưởng, can thiệp, bắt nạt và tống tiền kinh tế của Trung Quốc.

Phạm Phú Khải: Với những gì đang xảy ra tại Afghanistan, nhất là khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vội vã bay đến gặp Taliban vào cuối tháng Bảy, thế thì Bắc Kinh muốn đạt được điều gì với Taliban cho chính sách đối ngoại của họ?

Clive Hamilton: Tôi e rằng tôi không có hiểu biết gì nhiều về Trung Quốc và Afghanistan, ngoài việc nói rằng Bắc Kinh sẽ làm tất cả những gì có thể để gây ảnh hưởng và kiểm soát chế độ mới ở đó.

Phạm Phú Khải: Cảm ơn ông đã nhận lời và chia sẻ quan điểm của ông qua cuộc phỏng vấn này.

English version:

Khai Pham: When published “Silent Invasion: China’s Influence in Australia” in 2018, you warned that the Chinese Communist Party (CCP) is engaged in a systematic campaign to exert political influence in Australia. At that time, many scholars and politicians in Australia welcomed your book, but others remained sceptical. Since then the CCP has been more, not less, assertive, and aggressive, in Australia and elsewhere. Do you think there are more and more people in Australia and around the world sharing your view now?

Clive Hamilton: The situation has changed radically over the last three years. In 2018 virtually no one was pointing to the threat of Beijing’s influence and interference. Now there is strong public awareness, and strong support for the government’s measures to push back against Beijing. The intellectuals and commentators sympathetic to Beijing have mostly fallen quiet.

Khai Pham: Recent reports of Human Rights Watch, Amnesty International, Freedom House and many government and non-governmental organisations around the world, have all raised serious concerns on the CCP’s human rights violations towards millions of Uighurs, Tibetans, Hongkongers, and of course Han Chinese as well. What do you think would be the biggest threats posed by the CCP to the region and the world?

Clive Hamilton: The Chinese government funds and operates an enormous external propaganda system. It takes many forms, including influencing mainstream journalists and media and actively spreading misinformation on platforms like Twitter and Facebook. In some countries it has been quite effective at changing perceptions of China, in Africa for example.

However, China’s increasingly aggressive diplomacy has seen collapsing support for, or sympathy towards, China in Western countries like Australia, and many others. Its crushing of pro-demoicracy protests in Hong Kong did Beijing’s global image great damage. Its wolf warrior diplomacy seems aimed at silencing its critics through threats and intimidation, but it seems to be backfiring.

Khai Pham: What do the QUAD, G7 and other democratic states need to do to change the course of China under Xi Jinping’s direction? Can its agenda be countered at all?

Clive Hamilton: My expertise concerns CCP influence activities rather than geostrategic analysis, so there are others better placed to answer this question.

Khai Pham: In your opinions, what are the best ways, if any, to deal with China to avoid an all-out war, or the Thucydides’ Trap?

Clive Hamilton: I don’t believe the Thucydides’ Trap is a helpful way to think about the situation.

It is important for nations to prevent the CCP from winning friends among national elites.

This requires, among other things, a structure of laws and regulations to protect the country from CCP interference. The best advice for governments is, in the face of Beijing’s threats, do not back down.

In addition, it is important to continue to develop closer relations with other countries that want to protect their sovereignty from China’s influence, interference, bullying and economic blackmail.

Khai Pham: With what’s happening in Afghanistan, especially when Chinese Foreign Minister Wang Yi rushed in to meet with the Taliban in late July, what does Beijing want to achieve with the Taliban in terms of their foreign policy?

Clive Hamilton: I am afraid I do not have any insights into China and Afghanistan, other than to say that Beijing will do all it can to influence and control the new regime there.

- Quảng Cáo -