Tổng Bí Thư Trong biết tất, nhưng không nói thật

- Quảng Cáo -

Hoàng Lan Mộc Châu – (VNTB) – Ông không thật lòng khi nói “phải tôn trọng dân thật sự, lắng nghe dân thật sự, cầu thị, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của dân, làm theo mong muốn của dân một cách thật lòng”

***

Trong bài phát biểu tại hội nghị triển khai Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Quan điểm chỉ đạo trên được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Lắng nghe dân thật sự, làm theo mong muốn của dân một cách thật lòng. Câu này nghe chủ tịch Hồ Chí Minh nói từ thời chống Pháp, và được các lãnh tụ đảng lập đi lập lại. Phải chẳng điều này các nhà lãnh đạo ĐCSVN chỉ nói để nói?

Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng nói trong bài này: “phản biện xã hội, đóng góp ý kiến hoàn thiện khâu đột phá về thể chế phát triển đất nước, thể chế phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, nhất là những vấn đề quốc kế dân sinh” hoàn toàn trái ngược với điều ông làm. Dưới thời ông Trọng, báo chí không được xuất bản tự do, hàng ngàn báo, đài chỉ là công cụ của đảng và nhà nước. Các nhóm xã hội như Việt Nam Thời Báo, Báo Sạch.. các cá nhân như Phạm Thành, Phạm Đoan Trang..phản biện cho sự phát triển đất nước đều bị ghép tội chống phá, âm mưu lật đổ chính quyền đã bị bắt giữ và bị các bản án rất nặng. Đó có phải ông Trọng biết lắng nghe? Ông Trọng bị tổ chức không biên giới đặt ngang hàng với các thủ lãnh Nhà Nước Hồi Giáo Cực Đoan, các nhóm Xã Hội đen nổi tiếng thế giới về việc bịt miệng các tổ chức, cá nhân có ý khác mình, dù là họ chỉ nêu lên ý kiến xây dựng.

- Quảng Cáo -

Phải chăng ông nói phản biện xã hội chỉ dành cho người trong đảng, trong MTTQ? Vậy người ngoài hai tổ chức đó không phải là dân?

Củng trong bài này, ông Trọng lại lần nữa lặp lại điều ông và các vị tiền nhiệm của ông đã từng cao giọng nhiều lần “Chúng ta đã cố gắng càng cố gắng hơn nữa; đã đoàn kết càng đoàn kết hơn nữa; đã quyết tâm càng quyết tâm cao hơn nữa”. Khỏi cần nói thì ai cũng hiểu ông Trọng cho thấy những cố gắng, đoàn kết, quyết tâm của những người trong ĐCSVN đáng báo động, các lời kêu gọi kiểu này là những cảnh giác về cái gọi là âm mưu diễn biến hòa bình và những thứ gì đó đang chia rẽ đảng, dẫn đến nguy cơ làm đảng sụp đổ.

Trong bài nói chuyện này, thấy ông Trọng nói đến “dân chủ xã hội chủ nghĩa”, thuật ngữ để chỉ sự áp dụng dân chủ khi đang tiến lên xã hội chủ nghĩa. Ông Trọng có lần đã nói: Chưa biết chừng nào mới tiến lên được XHCN. Không biết ông Trọng mở rộng dân chủ thế nào hay cứ từ từ cho đến khi đi đến được XHCN hơn trăm năm sau? Những người tiến bộ trong dân muốn tự do dân chủ bị gán vào thành phần phản động, chống phá chính quyền. Người trong đảng muốn nhanh chóng đổi mới chế độ già nua, bảo thủ lạc hậu thì bị gán tội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong nội bộ của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Luật an ninh mạng, luật báo chí bóp nghẹt tiếng nói người dân, kết án người dân lợi dụng internet và mạng xã hội tán phát những thông tin xuyên tạc bản chất của chế độ xã hội Việt Nam. Vạch ra những điều xấu trong xã hội bị gán là thổi phồng các mặt trái của xã hội. Đảng che giấu tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống, đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức. Một vài vụ án được đua ra xét xử chỉ vì tranh chấp phe phái trong đảng.

Câu phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” cũng dược nhắc lại đến xáo mòn. Trong chế độ không minh bạch, thông tin bị bưng bít, dân chỉ biết những gì bày ra trước mắt, còn chuyện tày đình chỉ có đảng biết, dân bàn thì bị ghép tội, bị cảnh cáo. Đại dịch đang xảy ra, Dân ‘giám sát’ thấy nhà giầu có hơn mình, nhà tổ trưởng, trưởng thôn được tiền từ gói cứu trợ, trong khi chung quanh dân nghèo không được ‘thụ hưởng’, ‘dân biết’ bao chuyện sát sườn ngay trong dân, ngay trong ngõ hẻm, hàng xóm, láng giềng, nhưng chỉ ‘dám bàn’ với nhau, hay gan hơn đưa lên mạng xã hội là đã lọt vào tai quan quận, xã, phường, khu phố bởi bọn tay sai chính quyền được cài đặt trong dân, đã bị quan chức địa phương ’gõ cửa từng nhà, rà từng người’ cảnh cáo, răn đe!

Có những sự thật được phơi bày ra trước mắt, cả đảng thấy, cả hơn 90 triệu người dân thấy như hàng ngàn biệt thư của ‘đầy tớ dân’ chiếm đất dân oan, lớn như cung điện vua chúa thời phong kiến, hàng ngàn quan chức chi hàng trăm ngàn đô la cho con cái đi du học, trong khi thu nhập lương công chức chỉ đủ sống, nhưng đảng rõ ràng làm ngơ cho nhau, ông Trọng người vẫn luôn lớn tiếng dọa đưa người tham quan, nhũng lạm vào lò, cả củi tươi cũng phải cháy, vẫn cúi mặt không nghe. Thật đáng xấu hổ.

TBT Trọng biết chính xác: “Đừng mị dân, dân tinh lắm” nhưng ông không thật lòng khi nói “phải tôn trọng dân thật sự, lắng nghe dân thật sự, cầu thị, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của dân, làm theo mong muốn của dân một cách thật lòng.”

- Quảng Cáo -