Sau hai mươi năm Taliban bị quét sạch khỏi quyền lực, sự trở lại của chế độ tà ác của nó giờ đây dường như là điều không thể tránh khỏi, và cái gọi là chiến thắng của quân khủng bố Taliban sẽ phá hủy tất cả những điều tốt đẹp đã được xây dựng ở Afghanistan.
Vào hôm thứ Sáu, Taliban đã chiếm các thủ phủ của 4 tỉnh lớn tại Afghanistan, thêm vào danh sách các thành phố lớn thứ hai Kandahar và thứ ba Herat đã bị sụp đổ một ngày trước đó.
Cho đến hôm nay, với sự ủng hộ mới nhất từ phía Trung Quốc, quân Taliban và 9 nhóm khủng bố đã đồng loạt tấn công và kiểm soát hơn hai phần ba đất nước Afghanistan, và chẳng bao lâu nữa, họ sẽ bao vây thủ đô Kabul.
Chiến thắng của Taliban sẽ đồng nghĩa với việc thanh lọc sắc tộc và tôn giáo, sự chấm dứt giáo dục đối với phụ nữ, tử hình đối với người đồng tính luyến ái, và nhiều sự phẫn nộ sẽ trút xuống đầu người dân của Afghanistan.
Trên thực tế, những vi phạm nhân quyền đã bắt đầu ở các tỉnh thành vừa bị Taliban chiếm đóng. Những người lính Afghanistan bị bắt đang bị Taliban hành quyết, thường dân bị tấn công và nhiều phụ nữ, ngay cả các bé gái 12 tuổi, đã bị ép kết hôn với các chiến binh Hồi giáo.
Dưới sự cai trị của Taliban, phụ nữ và trẻ em gái sẽ bị từ chối bởi hệ thống giáo dục, và những cá nhân hoặc cơ sở có ý tưởng hoặc thực hiện các chương trình giáo dục dành cho phụ nữ sẽ bị trừng phạt.
Quân khủng bố Taliban và Nhà nước Hồi giáo đã từng đặt bom gần trường trung học Sayed Ul-Shuhada ở thủ đô Kabul vào ngày 8 tháng 5, giết chết ít nhất 90 người và hơn 240 người khác bị thương.
Biết rõ Sayed Ul-Shuhada tổ chức các lớp học cho nam sinh vào buổi sáng và cho nữ sinh vào buổi chiều, quân khủng bố Taliban đã kích nổ quả bom gài trong xe ô tô và hai thiết bị nổ ngẫu hứng vào khoảng 4 giờ chiều, nhằm gây thương vong tối đa cho các nữ sinh vừa ra khỏi cổng trường và trên đường về nhà.
Đó là bằng chứng một sự khủng bố gây ra bởi Taliban, những kẻ chà đạp lên mọi quyền cơ bản kể cả quyền đi học của phụ nữ.
Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ Afghan đều khiếp sợ và phục tùng dưới áp lực dã man của Taliban.
Salima Mazari, một nữ thống đốc quận ở Afghanistan do nam giới thống trị, được báo The Guardian ca ngợi là người “đang tuyển dụng nam giới để chống lại Taliban”.
“Taliban là những kẻ chà đạp nhân quyền”, cô Mazari nói trong một video của hãng thông tấn AFP. “Phụ nữ sẽ bị cấm tham gia các cơ hội giáo dục.”
Mazari sinh ra ở Iran vào năm 1980, sau khi gia đình cha mẹ của cô chạy trốn khỏi cuộc chiến tranh của Liên Xô ở Afghanistan. Sau khi tốt nghiệp đại học ở Tehran, cô đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau tại các trường đại học và Tổ chức Di cư Quốc tế, trước khi quyết định trở về lại đất nước mà cha mẹ cô đã rời bỏ nhiều thập kỷ trước.
“Điều đau khổ nhất khi trở thành người tị nạn là thiếu cảm giác về đất nước của mình”, cô nói.
Mazari cũng là một thành viên của cộng đồng Hazara – hầu hết là người Hồi giáo dòng Shia, những người mà Taliban dòng Sunni coi là một giáo phái dị giáo. Nếu Taliban lên cầm quyền, thì cộng đồng Hồi giáo dòng Shia của cô sẽ bị thanh lọc.
Cô đã từng chấp nhận mọi giá cho sự lựa chọn trở về làm việc trên đất nước của mình, và bây giờ cô không có sự lựa chọn bỏ cuộc.
Một phụ nữ khác ở Afghanistan được thế giới biết đến, là một trong 8 người được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế vào năm 2009.
Wazhma Frogh, một nhà hoạt động nhân quyền phụ nữ, đã đăng lên Twitter sáng hôm nay kêu gọi người Mỹ, Anh, châu Âu, và bất kỳ quốc gia nào trong số 40 quốc gia liên quan đến Afghanistan trong 20 năm qua, hãy nghĩ đến những thành quả đạt được.
“Lần đầu tiên hàng triệu trẻ em nữ sinh ở Afghanistan đã được đi học, hàng nghìn phụ nữ trẻ được vào trường đại học, hàng nghìn nữ bác sĩ và y tá”, bà Frogh viết.
“Lần đầu tiên chúng tôi nhìn thấy thùng phiếu, chúng tôi thấy các chiến dịch bầu cử, chúng tôi thấy phụ nữ trong quốc hội – tất nhiên là còn nhiều thiếu sót. Nhưng nền tảng cho một nền dân chủ mới bắt đầu hình thành. Thanh niên ủng hộ các chương trình nghị sự của họ, đặt câu hỏi với chính phủ và gây áp lực cho sự thay đổi.”
“Vì vậy, đừng hỏi liệu nó có xứng đáng hay không – hãy hỏi làm thế nào chúng ta có thể duy trì nó?”
“Làm thế nào để chúng ta hỗ trợ một quá trình mà những thay đổi này trong xã hội Afghanistan có thể được duy trì và chúng ta không quay trở lại thời kỳ những năm 90 vì điều đó sẽ nhấn chìm tất cả chúng ta với nhau”, bà Frogh kêu gọi./.
Người Đà Lạt Xưa
Leave a Comment