“Tự cung” nền kinh tế, mục đích ông Tập là gì?

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Tiện ích là nền tảng để tăng sức tiêu thụ của xã hội, mà xã hội tăng sức tiêu thụ thì nó kéo theo hàng loạt những ngành khác như ngành sản xuất, dịch vụ vv… phát tiển theo. Nói về việc mang lại tiện ích cho con người thì không ngành nào làm tốt cho bằng ngành công nghệ. Ở tại nhà chuyển tiền, ở tại nhà mua hàng, ở tại nhà họp công ty, ở tại nhà học online, tại nhà tương tác với bạn bè khắp năm châu vv… phải nói là quá tiện ích.

Ngành công nghệ chia làm 2 phần, phần nền tảng là công nghệ phần cứng và phần dịch vụ tiện ích là công nghệ phần mềm. Hiện nay Mỹ dẫn đầu cả 2 ngành đấy, với sức mạnh công nghệ phần cứng, nước Mỹ đi trước phần còn lại của thế giới khá xa, và cũng chính nắm trong tay sức mạnh này mà chính phủ Mỹ đã cấm vận nguồn cung cấp chip cho các bigtech của Trung Cộng như Huawei, ZTE vv… Còn lại về công nghệ phần mềm tiện ích, thì Trung Quốc đang tiệm cận với Mỹ.

Bán lẻ điện tử, thanh toán điện tử, mạng xã hội vv… là những tiện ích do các hãng công nghệ mang lại. Những hãng này là khách hàng của những nhà cung cấp giải pháp phần cứng. Ví dụ như faccebook, Google muốn nâng cấp hệ thống máy chủ thì họ đặt ra yêu cầu cho các nhà sản xuất chip tìm giải pháp, và nhờ đó mà ngành phần phần cứng phát triển. Nếu bóp cổ Google, facebook thì thế nào các nhà sản xuất chip cũng giảm động lực để phát triển. Nếu diệt hết khách hàng thì nhà cung cấp làm sao sống nổi?

- Quảng Cáo -

Đại dịch bùng phát, hàng loạt doanh nghiệp bị điêu đứng và cổ phiếu sụt giảm, thế nhưng các ông lớn công nghệ thì vẫn cứ tăng trưởng mạnh. Vì sao các bigtech không bị ảnh hưởng? Vì những ông lớn này mang lại tiện ích cho mọi người ngay khi họ không bước chân ra đường. Chính vì vậy mà sau khi dịch bệnh giảm, sức bật của nền kinh tế Mỹ hậu Covid mới mạnh như vậy. Hiện nay tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ đến 6,5% GDP, con số cực cao so với khủng hoảng thời chưa có những bigtech. Chính ngành công nghệ đã kéo lại sự xuống dốc của nền kinh tế khi gặp khủng hoảng nên hậu covid sức bật của nền kinh tế Mỹ mới mạnh như vậy. Tất nhiên góp phần cho sức bật của nền kinh tế còn có phần rất lớn của gói cứu trợ mà chính phủ Mỹ đã bung ra.

Người nắm nhiều tiền nhất, người nắm quyền lực nổi to nhất, và người nắm nhiều thông tin nhất thì ai là người có thể điều khiển những người còn lại? Kẻ nắm nhiều thông tin là kẻ dễ dàng sai khiến những kẻ còn lại. Anh giàu đấy, anh quyền lực đấy, nhưng tôi nắm quá nhiều thông tin về chuyện thâm cung bí sử của các anh, tất tôi điều khiển được anh. Có thể nói, người nắm thông tin là người có sức mạnh đáng sợ nhất.

Quyền lực chính trị là sức ảnh hưởng của chính trị gia đó đối với công chúng, quyền lực xã hội cũng là tầm ảnh hưởng của người đó đến công chúng. Cầu nối để đẩy tên tuổi những nhà chính trị, đẩy danh tiếng những ngôi sao lên cao không ai khác chính là những bigtech. Chỉ cần các bigtech cắt đứt con đường tiếp cận công chúng thì quyền lực của chính trị gia ấy, những ngôi sao ấy xuống dốc rất nhanh. Quyền lực của Donald Trump trước và sau khi bị Tweeter, Facebook, Instergram khóa mõm như thế nào thì không cần phải bàn thêm nữa. Nó đã cho thấy sức mạnh của những ông trùm về thông tin. Một con người có sức ảnh hưởng công chúng cực mạnh như Donald Trump còn chào thua bigtech thì còn ai có thể mạnh hơn họ? Ông Tập ắt phải thấy ra mối đe dọa cho bản thân ông và ĐCS Trung Quốc từ trường hợp của Donald Trump.

Hiện nay Tập Cận Bình đang ra tay bóp cổ hàng loạt các bigtech nước này như Alibaba, Tencent, Didi Global vv… Đây được xem là hành động “thò tay tự thiến dờ..ái nền kinh tế”. Câu hỏi đặt ra là, nguyên nhân tại sao ông Tập lại có hành động “tự cung” nền kinh tế như vậy? Theo lời ông thì một nền công nghiệp chất bán dẫn hiện đại, các xưởng sản xuất pin ô tô điện, nhà máy thiết bị viễn thông mới là thứ Trung Quốc cần. Nói đơn giản là ông Tập cho rằng, sản xuất phần cứng quan trọng hơn các dịch vụ tiện ích dựa trên nền tảng phần mềm của các bigtech Trung Quốc. Như đã nói ở đầu bài viết, nếu không có các bigtech như Alibaba, Tencent, Didi Global vv.. thì làm sao thúc đẩy ngành sản xuất phần cứng? Rõ ràng cách lý giải của ông Tập là không ổn.

Thực ra đó là cách lý giải đầy tính ngụy biện, bản chất là ông Tập không muốn các bigtech có quyền lực vượt ĐCS. Chỉ thế thôi. ĐCS nào cũng vậy, dù là ĐCS Việt Nam, hay Đảng Lao Động Triều Tiên, hay ĐCS Trung Quốc thì họ cũng luôn đặt quyền lợi đảng cao hơn quyền lợi quốc gia. Có thể nói, đây chính là một chướng ngại mà Trung Quốc khó vượt qua. Nó như là một trong các rào cản của bẫy thu nhập trung bình, cái bẫy mà ĐCS Trung Quốc cần phải vượt qua trong tương lai gần./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://cafebiz.vn/dang-sau-chien-luoc-thanh-trung…

- Quảng Cáo -