Tiêm vaccine Trung Quốc, chỉ sau 40 ngày lượng kháng thể đã giảm mất một nửa! Đó là lý do tại vì sao hàng loạt người tiêm hai mũi rồi vẫn bị nhiễm và tử vong. Con số nạn nhân càng ngày càng tăng. Giờ đây, chính nhà sản xuất Trung Quốc cũng phải công bố: chỉ có khoảng một phần ba trong số những người được kiểm tra có lượng kháng thể đạt tiêu chuẩn.
Sinovac là loại vaccine hàng đầu của Trung Quốc (Sinopharm là hàng thứ phẩm) được tiêm rất phổ biến ở các nước nghèo, cận nghèo đang bùng dịch. Các nước đặt cược chương trình tiêm chủng vào Sinovac đang hốt hoảng nói lời vĩnh biệt với thứ vaccine này, và tìm cách tiêm hỗ trợ bằng một loại vaccine Âu-Mỹ khác. Cái giá phải trả của các nước nghèo: kinh phí tiêm vaccine vượt qua khỏi mức dự trù mà dịch lại bùng phát dữ dội hơn.
Hàng loạt các trang tạp chí hàng đầu của Đức đã đưa tin trong tuần này. Nhiều bài khác rất hay, link kèm ở cuối bài.
Bài bên dưới được dịch từ tạp chí FOCUS của Đức:
https://www.focus.de/…/sinovac-macht-sorgen-hundert…
*****
VACCINE CORONA CỦA TRUNG QUỐC CHỈ HIỆU QUẢ TRONG ÍT THÁNG
Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cao, các đợt dịch vẫn bùng phát liên tục ở nhiều nước châu Á. Họ đặt cược chiến lược tiêm chủng vào vaccine Trung Quốc – và bây giờ họ phải điều chỉnh lại, vì hiệu quả của vaccine này chỉ kéo dài được ít tháng.
Tại Thái Lan, Malaysia hay Indonesia, Singapore, Mông Cổ, Kuala Lumpur và ngay tại Trung Quốc, các nhà chức trách nghi ngờ tính hiệu quả của Sinovac.
Bởi vì ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ với Sinovac số ca nhiễm và thậm chí tử vong vẫn gia tăng. Hậu quả chết người: Sinovac là một trong những loại vaccine được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và là cơ sở cho các chiến lược tiêm chủng ở 38 quốc gia. Nhưng các nghiên cứu mới nhất cho thấy những người được tiêm chủng sau một thời gian ngắn chỉ còn ít kháng thể.
Ngày càng nghi ngờ về hiệu quả của Sinovac
Hiện nay, việc xuất khẩu vaccine của Trung Quốc đang có nhiều tai tiếng. Theo chuyên gia dữ liệu khoa học Airfinity, có khoảng 1,1 tỷ liều Sinovac được sản xuất và xuất khẩu trên toàn thế giới, phân bổ cho 63 quốc gia. Sinovac là cốt lõi của chiến lược tiêm chủng tại nhiều nơi, đặc biệt là ở các nước châu Á mới nổi và ở các khu vực châu Phi, Nam Mỹ. Nhưng một số quốc gia hiện đang nghi ngờ tính hiệu quả của vaccine và đang thay đổi chiến lược tiêm chủng của họ.
Tình trạng nhiễm corona trầm trọng – Sinovac không chặn được dịch
Trở lại vấn đề của Thái Lan: Ngày càng có nhiều ca nhiễm và tử vong ở những người được tiêm chủng đầy đủ với Sinovac. Chuyện này khiến chính phủ Thái Lan phải thay đổi chương trình tiêm chủng. Ngay từ bây giờ, sẽ không có ai tiêm hai liều Sinovac nữa mà thay vào đó là tiêm chủng chéo với Astrazeneca. Một sự thiệt hại cho hình ảnh của Sinovac, nhưng Thái Lan phải hành động nhanh chóng trước làn sóng dịch bạo tàn nhất của họ từ trước đến nay.
Tuần trước, các nhà chức trách Thái Lan báo cáo có khoảng 15.000 ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ. Hiện Mỹ đang cung cấp 1,5 triệu liều vaccine Biontech, trong đó 500.000 liều phải được sử dụng để hỗ trợ cho các nhân viên y tế Thái Lan, vì nhà chức trách nghi ngờ tính hiệu quả của Sinovac.
Các quốc gia khác cũng đang thay đổi chiến lược tiêm chủng và không tính đến vaccine của Trung Quốc. Indonesia muốn tiêm vaccine tăng cường lần thứ ba bằng Moderna cho các bác sĩ và y tá. Nhà chức trách ở Malaysia thì nói lời chia tay vĩnh viễn với Sinovac. Tại Kuala Lumpur người ta chỉ tiêm hết các liều còn lại, sau đó phải dùng vaccine Biontech. Ở Singapore, Sinovac chỉ được coi là vaccine hạng hai. Ngay cả ở Trung Quốc, người ta cũng đang cân nhắc xem liệu việc tiêm chủng tăng cường với Biontech có thích hợp hay không. Chẳng phải họ nghi ngờ sản phẩm của chính họ hay sao?
Tình hình dữ liệu mập mờ
Một nghiên cứu của Đại học Thammasat ở Thái Lan tiết lộ rằng sau khi tiêm vaccine Sinovac, lượng kháng thể sau 40 ngày giảm mất một nửa. Tuy nhiên, vẫn không rõ, điều này ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của vaccine.
Trong một nghiên cứu với các cơ quan chức năng và cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc, chính nhà sản xuất vaccine đã công bố rằng: chỉ có khoảng một phần ba trong số những người được kiểm tra có lượng kháng thể đạt tiêu chuẩn do các nhà nghiên cứu đặt ra. Do đó, công ty khuyến cáo nên tiêm phòng bổ sung. Sau lần tiêm chủng thứ ba, lượng kháng thể có lẽ sẽ tăng lên thêm nhiều lần.
Vậy mà vào tháng Sáu, dữ liệu của WHO xác nhận rằng vaccine Trung Quốc có hiệu quả 51% đối với các diễn tiến bệnh. Có thể là các biến thể virus đóng một vai trò nào đó trong các trường hợp nhiễm trùng và tử vong ở những người tiêm Sinovac.
Hậu quả đối với các nước mới nổi
Hiệu quả yếu kém của Sinovac là một thất bại nặng nề cho các nghèo mới nổi lên. Bây giờ họ còn cần nhiều vaccine hơn là dự kiến, trong tình trạng đặc biệt khan hiếm vaccine này.
Nhà dịch tễ học Bejamin Cowling đang nghiên cứu ở Hồng Kông nói rằng, tạm thời Sinovac hữu dụng cho đến khi có các loại vaccine khác thay thế.
Giáo sư người Anh Mukesh Kapila nhìn nhận vấn đề theo cách khác. Ông chỉ trích trên tờ báo “Handelsblatt”: “Các loại vaccine tồi tệ như Sinovac không chỉ mang đến khả năng bảo vệ kém cỏi mà còn có thể dẫn đến sự xuất hiện của các biến thể virus mới”./.
Xem thêm:
https://www.welt.de/…/Sinovac-und-Sinopharm-Vertrauen…
Leave a Comment